Bệnh tật

Những điều cần biết về bệnh tâm thần phân liệt

những điều cần biết về bệnh tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần thường xuất hiện ở tuổi vị thành niên hoặc thanh niên. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là ảo tưởng, ảo giác và các vấn đề về nhận thức khác. Nếu không được điều trị, tâm thần phân liệt sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của bệnh nhân và người thân xung quanh.

Trong bài viết này, Nét Bút Tri Ân sẽ đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt nhằm giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quan về căn bệnh kỳ lạ này.

Tóm tắt

Dưới đây là một số điểm chính về tâm thần phân liệt. Chi tiết hơn và thông tin hỗ trợ sẽ được chia sẻ trong bài viết.

  • Tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số thế giới.
  • Các triệu chứng bao gồm ảo tưởng, ảo giác và rối loạn suy nghĩ và hành vi (vô tổ chức).
  • Tâm thần phân liệt được chẩn đoán sau khi các bệnh tâm thần khác được loại trừ.

Tâm thần phân liệt là bệnh gì?

Tâm thần phân liệt (tiếng Anh: schizophrenia) là một bệnh lý tâm thần liên quan đến các biểu hiện hoặc nhận thức bất thường về thực tại. Nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến các vấn đề xã hội, nghề nghiệp hoặc học hành.

Tâm thần phân liệt có nghĩa là sự “phân tách chức năng tâm thần” và thường gặp nhất ở độ tuổi từ 16 đến 30, và nam giới có xu hướng biểu hiện các triệu chứng ở độ tuổi trẻ hơn một chút so với nữ giới.

Người bệnh thường trải nghiệm các ảo giác thính giác, nghe những thứ không có ở đó. Ít phổ biến hơn, người bệnh có thể gặp ảo giác thị giác, trong đó họ nhìn thấy những thứ không có thật…kèm theo những ảo tưởng kỳ quái hoặc hoang tưởng, lời nói và suy nghĩ vô tổ chức.

Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng rối loạn của tâm thần phân liệt phát triển chậm đến mức người bệnh không biết rằng họ đã mắc bệnh này trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, nó có thể tấn công bất ngờ và phát triển nhanh chóng.

Tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến khoảng 1 phần trăm dân số thế giới. Các chuyên gia nói rằng tâm thần phân liệt có lẽ là nhiều căn bệnh giả dạng thành một. Mặc dù người bệnh đa nhân cách cũng có thể trải nghiệm ảo tưởng và ảo giác nhưng đa nhân cách và tâm thần phân liệt là 2 loại bệnh khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt

Các chuyên gia tin rằng, một số yếu tố có thể liên quan đến việc đóng góp vào sự khởi đầu của tâm thần phân liệt. Bằng chứng cho thấy các yếu tố di truyền và môi trường phối hợp với nhau và gây ra tâm thần phân liệt. Có một phần yếu tố di truyền, nhưng các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đáng kể đến nó.

Dưới đây là danh sách các yếu tố được cho là góp phần vào sự khởi phát của bệnh tâm thần phân liệt:

Gen di truyền

Nếu gia đình không có tiền sử tâm thần phân liệt, cơ hội bạn mắc bệnh là ít hơn 1%. Tuy nhiên, nguy cơ đó tăng lên 10% nếu cha mẹ được chẩn đoán.

Mất cân bằng hóa học trong não

Các chuyên gia tin rằng sự mất cân bằng của dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến sự khởi phát của bệnh tâm thần phân liệt. Các chất dẫn truyền thần kinh khác, chẳng hạn như serotonin cũng có thể liên quan.

Quan hệ gia đình

Không có bằng chứng để chứng minh hoặc thậm chí chỉ ra rằng các mối quan hệ trong gia đình có thể gây ra tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, một số bệnh nhân mắc bệnh tin rằng, các sự kiện căng thẳng trong gia đình gây ra tái phát triệu chứng.

Môi trường

Mặc dù không có bằng chứng xác định, nhiều nghi ngờ chấn thương trước khi sinh và nhiễm virus có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt.

Các kinh nghiệm căng thẳng thường đi trước sự xuất hiện của tâm thần phân liệt. Trước khi có bất kỳ triệu chứng cấp tính nào rõ ràng, những người bị tâm thần phân liệt thường có thói quen xấu, lo lắng, căng thẳng, không tập trung hoặc thiếu động lực. Điều này có thể kích hoạt các sự kiện tiêu cực về mối quan hệ, ly dị hoặc thất nghiệp.

Những yếu tố này thường được đổ lỗi cho sự khởi đầu của bệnh, nhưng cũng có thể căn bệnh là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng đó. Vì vậy, cực kỳ khó khăn để biết liệu tâm thần phân liệt gây ra một số căng thẳng nhất định hoặc xảy ra như là kết quả của chúng.

Sử dụng thuốc gây ảo giác

Ma túy, cần sa và LSD được biết là gây tái phát tâm thần phân liệt. Ngoài ra, đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh tâm thần, việc sử dụng cần sa có thể dẫn đến chứng loạn thần và người bệnh thường có nhận thức sai lầm về thực tại.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng, một số loại thuốc theo toa chẳng hạn như steroid và chất kích thích cũng có thể gây rối loạn tâm thần.

Triệu chứng của tâm thần phân liệt

Một tỷ lệ khá lớn những người bị tâm thần phân liệt phải phụ thuộc vào người khác, vì họ không thể tự làm việc hoặc chăm sóc bản thân. Nhiều người cũng có thể chống lại việc điều trị, bởi vì họ lập luận rằng không có gì sai đối với họ – họ không mắc bệnh.

Một số bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng rõ ràng, nhưng trong những dịp khác, họ có trông vẻ ổn cho đến khi họ bắt đầu giải thích những gì họ đang nghĩ trong đầu. Tầm ảnh hưởng của tâm thần phân liệt không chỉ riêng bệnh nhân, mà nó còn ảnh hưởng đến cả gia đình, bạn bè và xã hội.

Các dấu hiệu và triệu chứng của tâm thần phân liệt sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân. Các triệu chứng được phân thành 4 loại:

  • Triệu chứng dương tính (tích cực – dễ chẩn đoán): Còn được gọi là triệu chứng loạn thần. Người bệnh sẽ trải nghiệm các ảo tưởng và ảo giác trong cuộc sống hàng ngày.
  • Triệu chứng âm tính (tiêu cực – khó chẩn đoán): Chúng đề cập đến sự khiếm khuyết của bệnh nhân. Ví dụ, họ không có biểu cảm trên khuôn mặt, thiếu cảm xúc, ngôn ngữ hoặc thiếu động lực để làm cái gì đó.
  • Triệu chứng nhận thức: Những điều này ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ của người bệnh. Chúng có thể là triệu chứng tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ, tập trung kém là một triệu chứng tiêu cực.
  • Triệu chứng cảm xúc: Đây thường là các triệu chứng tiêu cực, chẳng hạn như thiếu khả năng diễn đạt cảm xúc hay cảm xúc bị cùn.

Dưới đây là danh sách các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh tâm thần phân liệt:

  • Ảo tưởng: Bệnh nhân thể hiện niềm tin sai lầm dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như ảo tưởng về sự đe dọa, hoặc ảo tưởng về sức mạnh…Họ có thể cảm thấy những người khác đang cố gắng kiểm soát họ từ xa. Hoặc, họ có thể nghĩ rằng họ có sức mạnh và khả năng phi thường.
  • Ảo giác: Nghe giọng nói bí ẩn thì thầm bên tai là triệu chứng phổ biến hơn so với nhìn, cảm nhận, nếm hoặc ngửi những thứ không có ở đó. Tuy nhiên, những người bị tâm thần phân liệt có thể trải nghiệm nhiều loại ảo giác khác nhau.
  • Rối loạn suy nghĩ và hành vi (vô tổ chức): Người bệnh thường có xu hướng chuyển chủ đề nói chuyện một cách đột ngột ,hoặc nội dung câu chuyện không có ý nghĩa…Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất của tâm thần phân liệt, đó là lời nói vô tổ chức (disorganized speech). Bệnh nhân thường trả lời những câu chả liên quan gì đến câu hỏi, ý tưởng rời rạc không kết nối và dùng từ ngữ theo kiểu khác thường chẳng hạn như lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ liên tục.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Thiếu động lực (vô dụng): Không thực hiện các hoạt động hàng ngày như lau nhà, rửa chén và nấu ăn…
  • Biểu hiện cảm xúc kém: Phản ứng cảm xúc với những sự kiện vui hay buồn có thể thiếu hoặc không phù hợp.
  • Lẩn tránh xã hội: Khi một bệnh nhân bị tâm thần phân liệt sẽ có xu hướng lẩn tránh xã hội, thường là vì họ tin rằng ai đó sẽ làm hại họ.
  • Không nhận thức được bệnh tật: Vì ảo giác và ảo tưởng dường như rất thật đối với bệnh nhân, nhiều người trong số họ có thể không tin rằng họ đang bị bệnh. Họ có thể từ chối dùng thuốc vì sợ tác dụng phụ, hoặc vì sợ rằng thuốc có thể là chất độc giết chết họ.
  • Khó khăn về nhận thức: Khả năng tập trung, nhớ lại mọi thứ, lên kế hoạch và tổ chức cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Giao tiếp trở nên khó khăn hơn.

Các loại tâm thần phân liệt

Trước đây, bệnh tâm thần phân liệt được phân thành nhiều loại bao gồm:

  • Tâm thần phân liệt hoang tưởng
  • Tâm thần phân liệt catatonic
  • Tâm thần phân liệt thời thơ ấu
  • Tâm thần phân liệt hebephrenic và rối loạn phân liệt

Ngày nay, các phân nhóm này không được các bác sĩ sử dụng nữa.

Năm 2013, Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần Phiên bản 5 (DSM-5) đã thay đổi phương pháp phân loại để đưa tất cả các loại này dưới một tiêu đề duy nhất: Tâm thần phân liệt.

Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), quyết định loại bỏ các phân nhóm khác nhau này dựa trên kết luận “chúng có sự ổn định chẩn đoán hạn chế, độ tin cậy thấp và hiệu quả kém”. Nó đã được kết luận rằng, sự phân loại này không giúp nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị, hoặc dự đoán cách bệnh nhân sẽ đáp ứng với điều trị.

Chẩn đoán

Một chẩn đoán tâm thần phân liệt đạt được bằng cách quan sát suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân. Nếu bác sĩ nghi ngờ người đó bị tâm thần phân liệt, họ sẽ cần biết về lịch sử y tế và tâm thần của người bệnh.

Một số xét nghiệm sẽ được yêu cầu để loại trừ các bệnh và tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như tâm thần phân liệt, chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm máu: Trong trường hợp người bệnh sử dụng ma túy, xét nghiệm máu có thể được yêu cầu. Xét nghiệm máu cũng được thực hiện để loại trừ nguyên nhân thực thể (virus, nhiễm độc) của bệnh tật.
  • Nghiên cứu hình ảnh: Để loại trừ các khối u và các vấn đề trong cấu trúc não bộ.
  • Đánh giá tâm lý: Một chuyên gia sẽ đánh giá trạng thái tinh thần của bệnh nhân bằng cách hỏi về suy nghĩ, tâm trạng, ảo giác, khuynh hướng bạo lực, tự sát…cũng như quan sát thái độ và hành vi của họ.

Bệnh nhân phải đáp ứng các tiêu chí được nêu trong DSM-5 (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần). Đây là một hướng dẫn của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ được sử dụng bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhằm chẩn đoán bệnh tâm thần và tình trạng của bệnh.

Bác sĩ cần loại trừ các rối loạn sức khỏe tâm thần khác có thể, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn phân liệt. Điều quan trọng là phải xác định rằng, các dấu hiệu và triệu chứng không được gây ra bởi việc lạm dụng chất kích thích hoặc thuốc theo quy định.

Bệnh nhân được chẩn đoán tâm thần phân liệt phải:

  • Có ít nhất hai trong số các triệu chứng điển hình sau:
  • Ảo tưởng
  • Hành vi vô tổ chức hoặc giảm trương lực (catatonic – yếu đuối, suy nhược)
  • Lời nói vô tổ chức – không có ý nghĩa và phù hợp với ngữ cảnh
  • Ảo giác
  • Các triệu chứng tiêu cực xuất hiện trong phần lớn thời gian trong 4 tuần qua (thiếu cảm xúc, tập trung, ngôn ngữ)
  • Trải nghiệm sự suy yếu đáng kể về khả năng học hành, công việc hoặc thực hiện các công việc hàng ngày.
  • Các triệu chứng kéo dài từ 6 tháng trở lên.

Phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt

Với điều trị thích hợp, bệnh nhân có thể có cuộc sống tốt hơn. Điều trị có thể giúp làm giảm nhiều triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân mắc chứng rối loạn phải đối phó với các triệu chứng suốt đời.

Các bác sĩ tâm thần cho biết, phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân tâm thần phân liệt thường là sự kết hợp của:

  • Thuốc
  • Tư vấn tâm lý
  • Nỗ lực của bản thân

Thuốc chống loạn thần giúp ích rất nhiều trong việc điều trị tâm thần phân liệt. Nhờ có chúng, phần lớn bệnh nhân có thể sống hòa hợp với cộng đồng, thay vì ở lại bệnh viện.

Các loại thuốc chữa bệnh tâm thần phân liệt phổ biến nhất là:

  • Risperidone (Risperdal): Ít gây ngủ hơn các thuốc chống loạn thần không điển hình khác. Tăng cân và tiểu đường là tác dụng phụ có thể xảy ra, nhưng ít có khả năng xảy ra so với thuốc Clozapine hoặc Olanzapine.
  • Olanzapine (Zyprexa): Cũng có thể cải thiện các triệu chứng tiêu cực (âm tính) của tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, nguy cơ tăng cân nghiêm trọng và sự phát triển của bệnh tiểu đường là rất đáng kể.
  • Quetiapine (Seroquel): Nguy cơ tăng cân và tiểu đường, tuy nhiên nguy cơ thấp hơn Olanzapine.
  • Ziprasidone (Geodon): Nguy cơ tăng cân và tiểu đường thấp hơn so với các thuốc chống loạn thần không điển hình khác. Tuy nhiên, nó có thể gây rối loạn nhịp tim.
  • Clozapine (Clozaril): Hiệu quả cho những bệnh nhân đã kháng thuốc. Công dụng của nó là hạ thấp hành vi tự tử ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Nguy cơ tăng cân và tiểu đường là đáng kể.
  • Haloperidol: Một thuốc chống loạn thần được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt. Tác dụng của nó kéo dài thường là khoảng 1 tuần.

Điều trị tâm thần phân liệt chủ yếu là dựa vào thuốc. Đáng buồn thay, tuân thủ theo chế độ mà bác sĩ đề ra là một vấn đề lớn. Những người bị tâm thần phân liệt thường phải dùng thuốc trong suốt cuộc đời của họ, với chi phí rất lớn cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, người bệnh phải tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi hết triệu chứng. Nếu không chúng sẽ quay lại.

Khi một người trải qua các triệu chứng tâm thần phân liệt, nó có thể rất khó chịu. Họ có thể mất nhiều thời gian để hồi phục và sự phục hồi đó có thể là một trải nghiệm cô đơn. Điều quan trọng là người bệnh tâm thần phân liệt phải nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của gia đình, bạn bè và các dịch vụ cộng đồng khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.

Nét Bút Tri Ân

Related posts

Chảy máu cam là gì? Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

admin

Bệnh ung thư phổi có di truyền không?

admin

Tiểu đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

admin

Leave a Comment

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor
cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor