Bệnh tật

Bệnh trầm cảm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

những điều cần biết về bệnh trầm cảm

Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi và giới tính. Và nguyên nhân khiến cho một người bị trầm cảm không phải lúc nào cũng được biết đến. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nghi ngờ một số nguyên nhân và một trong số chúng có thể là khó ngăn ngừa.

Người ta ước tính rằng, 10 đến 15% dân số nói chung sẽ bị trầm cảm lâm sàng trong cuộc đời của họ. Và Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, khoảng 5% nam giới và 9% phụ nữ bị rối loạn trầm cảm trong khoảng thời gian nào đó trong cuộc sống.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, những khó khăn liên tục – thất nghiệp dài hạn, sống trong một mối quan hệ lạm dụng hoặc không quan tâm, cô lập hoặc cô đơn lâu dài, căng thẳng kéo dài trong công việc…có nhiều khả năng gây ra trầm cảm hơn những vấn đề mới xuất hiện gần đây.

Tuy nhiên, các sự kiện gần đây (chẳng hạn như phá sản, người thân qua đời) hoặc sự kết hợp các sự kiện có thể “kích hoạt” trầm cảm nếu ai đó đã tổn thương vì những kinh nghiệm xấu trước đó.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm (tiếng Anh: depression) là một rối loạn ảnh hưởng đến tâm trạng. Mất hứng thú với các hoạt động, hoặc cảm thấy buồn và sa sút tinh thần là các triệu chứng mô tả tình trạng này.

Đa số mọi người cảm thấy buồn hoặc chán nản trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng trầm cảm lâm sàng không chỉ là cảm giác buồn thoáng qua mà nó kéo dài có khi là hết cuộc đời của một người.

Trầm cảm là một tình trạng y tế nghiêm trọng và mọi người thường không biết cách vượt qua trạng thái nguy hiểm này. Một người bị trầm cảm không được điều trị có thể gây ra các vấn đề bao gồm:

  • Không thể hoàn thành tốt công việc
  • Căng thẳng trong các mối quan hệ
  • Lạm dụng thuốc và rượu
  • Có ý định tự tử

Nhiều người sau khi được điều trị dứt điểm bệnh trầm cảm sẽ tiếp tục sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Đối với một số người, trầm cảm có thể là một thử thách suốt đời đòi hỏi phải điều trị lâu dài.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn nghĩ rằng mình đang bị trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc. Nên nhớ, mọi người ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh sống đều có thể bị trầm cảm.

Nguyên nhân nào gây trầm cảm?

Trầm cảm là một căn bệnh cực kỳ phức tạp. Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra nó, nhưng nó có thể xảy ra vì nhiều lý do. Một số người bị trầm cảm khi mắc phải một căn bệnh nghiêm trọng.

Những người khác có thể bị trầm cảm với những thay đổi trong cuộc sống như người thân đi xa hoặc qua đời. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh trầm cảm hoặc thường xuyên căng thẳng vì áp lực công việc…

Trầm cảm không phải là một bệnh lý đơn giản với một số nguyên nhân cụ thể. Một số người dễ bị trầm cảm trong khi những người khác thì không. Điều quan trọng là phải thảo luận các triệu chứng với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Di truyền

Trầm cảm có thể là một bệnh di truyền. Bạn có khả năng bị rối loạn trầm cảm cao hơn tại một thời điểm nào đó nếu có một thành viên gia đình bị trầm cảm. Các gen chính xác liên quan chưa được biết đến, nhưng các nhà khoa học tin rằng, gen di truyền có thể là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm.

Tính cách

Một số người có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn người khác vì tính cách của họ. Đặc biệt nếu họ có xu hướng lo lắng nhiều, suy nghĩ tiêu cực, có lòng tự trọng thấp, là người cầu toàn, nhạy cảm với những lời chỉ trích hoặc tự phê phán bản thân.

Cuộc sống áp lực và căng thẳng

Cuộc sống có quá nhiều áp lực gây căng thẳng và lo lắng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ nồng độ cao của cortisol, loại hoóc môn được tiết ra trong giai đoạn căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh serotonin và góp phần gây trầm cảm.

Trải qua cú sốc lớn

Sau sự mất mát của một người thân yêu, danh vọng, tiền tài…một người sẽ trải qua nhiều triệu chứng tương tự như bệnh trầm cảm. Khó ngủ, chán ăn và mất niềm vui hoặc hứng thú với các hoạt động là một phản ứng bình thường đối với sự mất mát.

Các triệu chứng đau buồn dự kiến ​​sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, đau buồn có thể trở thành trầm cảm và rất khó chữa trị.

Mất cân bằng hóa học trong não

Một số thay đổi đáng chú ý trong não có thể liên quan đến trầm cảm, mặc dù nguyên nhân tiềm năng này vẫn chưa được hiểu rõ. Trầm cảm được cho là do sự mất cân bằng trong các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến điều hòa tâm trạng.

Khi một số chất dẫn truyền thần kinh nào đó thiếu hụt, điều này có thể dẫn đến các triệu chứng mà chúng ta nhận ra là trầm cảm lâm sàng.

Các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) trong não – đặc biệt là serotonin, dopamine hoặc norepinephrine ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc có thể mất cân đối ở những người bị trầm cảm.

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh này, chủ yếu là serotonin. Làm thế nào và tại sao các chất dẫn truyền thần kinh mất cân bằng, và vai trò của chúng trong trạng thái trầm cảm vẫn chưa được hiểu đầy đủ.

Thay đổi trong nội tiết tố

Nó đã được ghi nhận rộng rãi rằng phụ nữ dễ bị trầm cảm hơn đàn ông. Do phụ nữ dễ mắc các chứng rối loạn trầm cảm trong thời kỳ sinh sản, người ta tin rằng sự thay đổi của nội tiết tố có thể là nguyên nhân.

Những thay đổi trong sản xuất hoặc hoạt động của hormone có thể dẫn đến sự khởi đầu của các trạng thái trầm cảm. Bất kỳ thay đổi nào về tình trạng nội tiết tố bao gồm: Chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, sinh đẻ, các vấn đề về tuyến giáp hoặc các rối loạn khác đều có thể gây trầm cảm.

Ngoài ra, nguy cơ trầm cảm của phụ nữ sẽ giảm dần sau thời kỳ mãn kinh, nhưng trầm cảm sau sinh là một tình trạng nghiêm trọng.

Loạn nhịp sinh học

Khi giờ ban ngày trở nên ngắn hơn vào mùa đông, nhiều người phát triển cảm giác thờ ơ, mệt mỏi và mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày. Tình trạng này được gọi là rối loạn trầm cảm theo mùa (SAD) và được cho là do sự xáo trộn trong nhịp sinh học bình thường của cơ thể.

Bác sĩ có thể kê toa thuốc hoặc hộp đèn để giúp điều trị tình trạng này. Rối loạn trầm cảm theo mùa cũng thường biến mất khi cơ thể quen với nhịp sinh học mới.

Chế độ dinh dưỡng kém

Chế độ ăn uống kém có thể góp phần gây trầm cảm theo nhiều cách. Một loạt các thiếu hụt vitamin và khoáng chất được biết là gây ra các triệu chứng trầm cảm.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn ít axit béo omega-3 hoặc với tỷ lệ mất cân bằng giữa omega-6 và omega-3 có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường cũng có liên quan đến trầm cảm.

Vấn đề sức khỏe thể chất

Tâm trí và cơ thể có liên quan mật thiết với nhau. Nếu bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe thể chất, bạn có thể nhận ra những thay đổi về tinh thần của bạn.

Bệnh tật có liên quan đến trầm cảm theo hai cách. Sự căng thẳng do bệnh mãn tính có thể gây ra một đợt trầm cảm lớn. Ngoài ra, một số bệnh nhất định chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp, bệnh Addison và bệnh gan cũng có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm.

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc và rượu có thể góp phần gây rối loạn cảm xúc. Nhưng ngay cả một số loại thuốc theo toa cũng có liên quan đến trầm cảm.

Một số loại thuốc được phát hiện có liên quan đến trầm cảm bao gồm thuốc chống co giật, statin, chất kích thích, benzodiazepin, corticosteroid và thuốc chẹn bêta được sử dụng trong điều trị bệnh tim mạch.

Điều quan trọng là phải xem xét bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đã được kê đơn, và hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn thường xuyên cảm thấy chán nản.

Người bị trầm cảm thường có những triệu chứng gì?

Trong khi các triệu chứng trầm cảm có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, có một số triệu chứng tiêu chuẩn để theo dõi. Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến suy nghĩ và cảm xúc của người bệnh, mà nó còn tác động đến cách họ hành động, những gì họ nói và ứng xử với những người khác.

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm thường gặp:

  • Đau buồn, cảm thấy không hạnh phúc
  • Mệt mỏi
  • Khó tập trung
  • Hay phẫn nộ, cáu gắt
  • Thất vọng
  • Mất hứng thú trong các hoạt động thông thường
  • Rối loạn giấc ngủ (quá nhiều hoặc quá ít)
  • Thường xuyên đau đầu hoặc đau cơ
  • Thiếu sức sống
  • Thèm ăn thức ăn không lành mạnh
  • Lo lắng bất an
  • Cô lập
  • Gặp rắc rối trong suy nghĩ hoặc đưa ra quyết định
  • Hiệu suất kém tại nơi làm việc hoặc trường học
  • Cảm thấy tội lỗi
  • Lạm dụng thuốc lá, thuốc an thần hoặc rượu bia
  • Có xu hướng tự sát

Một số người có dấu hiệu của mania (hưng cảm – điên cuồng), loạn thần kinh hoặc thay đổi khả năng vận động. Chứng hưng cảm thường kết hợp với rối loạn lưỡng cực, giai đoạn hưng cảm có thể xen kẽ với các giai đoạn trầm cảm nặng.

Nếu bạn nghĩ rằng ai đó có nguy cơ tự hại bản thân hoặc làm tổn thương người khác:

  • Gọi cho hàng xóm hoặc số điện thoại khẩn cấp của công an địa phương.
  • Ở với người đó cho đến khi có người đến hỗ trợ.
  • Loại bỏ bất kỳ thứ gì có thể gây nguy hiểm như dao, thuốc…
  • Lắng nghe họ nhưng đừng phán xét, tranh luận, đe dọa hay la hét.

Người nào có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển trầm cảm ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Nhưng có những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hơn người khác:

  • Là phụ nữ (nhiều phụ nữ được chẩn đoán bị trầm cảm hơn nam giới)
  • Có lòng tự trọng thấp
  • Có người thân bị trầm cảm
  • Đồng tính, đồng tính nữ, lưỡng tính hoặc chuyển giới
  • Có tiền sự rối loạn cảm xúc khác như lo âu hoặc rối loạn lưỡng cực
  • Lạm dụng ma túy hoặc rượu
  • Có một căn bệnh nghiêm trọng hoặc mãn tính
  • Lạm dụng một số loại thuốc an thần như thuốc ngủ

Bệnh trầm cảm được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán trầm cảm, bác sĩ sẽ làm một cuộc kiểm tra đầy đủ về lịch sử y tế của bạn. Họ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ tâm thần để đánh giá chuyên sâu hơn.

Vì trầm cảm không thể chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu, nên bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi về suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Và họ có thể chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và câu trả lời của bạn.

Làm thế nào để điều trị trầm cảm?

Để điều trị bệnh trầm cảm, bác sĩ có thể kê toa thuốc, trị liệu tâm lý hoặc cả hai. Có thể mất thời gian để tìm một liệu pháp phù hợp với từng đối tượng. Các giải pháp điều trị sẽ được điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể vì nguyên nhân và triệu chứng trầm cảm có thể thay đổi.

Tập thể dục, thiền, yoga, tránh ma túy và rượu bia, thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách tham gia các hoạt động cộng đồng có thể giúp giữ trầm cảm dưới sự kiểm soát. Tốt nhất là bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm một kế hoạch điều trị hiệu quả.

Nét Bút Tri Ân

Related posts

Viêm khớp là gì? Những điều cần biết về bệnh viêm khớp gây đau nhức

admin

Những điều cần biết về bệnh tâm thần phân liệt

admin

Bệnh suy thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

admin

Leave a Comment

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor
cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor