Bệnh tật

Bệnh ung thư phổi có di truyền không?

tính di truyền của ung thư phổi

Một số căn bệnh ung thư chẳng hạn như ung thư buồng trứng hay ung thư đại tràng có tính di truyền. Mặc dù số người mắc bệnh ung thư phổi do di truyền là không đáng kể, nhưng nếu một ai đó trong gia đình bị ung thư phổi, điều đó có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh ở những người còn lại cũng khá cao.

Tổng quan về ung thư phổi

Ung thư phổi (tiếng Anh: lung cancer) là căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới. Hầu hết các bệnh ung thư phổi liên quan đến lối sống và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như hút thuốc lá (hút thuốc thụ động), ô nhiễm không khí hay thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại…

Nếu ai đó trong gia đình tôi bị ung thư phổi, tôi có nhiều khả năng mắc bệnh không? Câu trả lời là có! Một số người “nhạy cảm” với khói thuốc lá hơn một số khác do gen di truyền.

Di truyền, không phải lây lan như cách mà nhiều người thường nghĩ. Ung thư nói chung hay ung thư phổi nói riêng là do có sự đột biến trong các tế bào, không phải do vi rút hay vi khuẩn nên bệnh không có khả năng lây nhiễm. Vì vậy, bệnh ung thư phổi không lây lan từ người này sang người khác nhưng có tính di truyền từ các thế hệ trong gia đình.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, gen di truyền cũng liên quan đến nguy cơ ung thư phổi. Nhiều gia đình có tiền sử bị ung thư phổi đang được nghiên cứu với sự tham gia kết hợp của di truyền học, lối sống và môi trường sống chung.

Tính di truyền của ung thư phổi

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp ung thư phổi. Một đánh giá vào năm 2017 nói rằng, 85% trường hợp ung thư phổi được cho là do hút thuốc lá, khói thuốc có chứa các chất gây ung thư làm tổn hại ADN dẫn đến ung thư phổi.

Yếu tố di truyền đóng vai trò thứ yếu trong các nguy cơ gây ra bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, nếu bạn thừa kế một gen bất thường cũng có thể dẫn đến ung thư phổi, hoặc một gen khiến cho phổi của bạn khó khăn hơn trong việc chống lại các chất độc hại trong khói thuốc lá hay không khí.

Nếu một thành viên trong gia đình (cha mẹ, anh chị em) bị ung thư phổi, những người còn lại có 10% khả năng mắc bệnh ung thư phổi. Nếu có từ 2 thành viên trở lên mắc bệnh ung thư phổi, những người còn lại có 25% khả năng mắc bệnh ung thư phổi.

Phụ nữ dễ mắc bệnh ung thư phổi do di truyền hơn là nam giới, và người da đen dễ mắc bệnh ung thư phổi do di truyền hơn người da trắng. Ở một số vùng trên thế giới, ung thư phổi do di truyền dường như phổ biến hơn nhiều so với những nơi khác. Ví dụ như tại thành phố Xuanwei thuộc tỉnh Yannan của Trung Quốc, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi di truyền rất cao.

Đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi

Tính di truyền của ung thư phổi là chủ đề của nhiều nghiên cứu đang diễn ra. Một báo cáo vào năm 2017 đã tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng, có 22 biến thể di truyền trong 21 gen cho thấy bằng chứng mạnh mẽ góp phần làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Một phát hiện gần đây là những người không hút thuốc bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có khối u đột biến EGFR thường có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi.

Ngoài ra, những người có gen BRCA2 bị đột biến thường xuất hiện trong ung thư vú, ung thư buồng trứng và tuyến tiền liệt cũng được phát hiện là có khả năng phát triển ung thư phổi gấp đôi so với người bình thường.

Người hút thuốc mang đột biến này dường như có nguy cơ gia tăng chủ yếu đối với ung thư phổi tế bào vảy, một dạng ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Triệu chứng của ung thư phổi

Nếu trong gia đình có người bị ung thư phổi, và bạn xuất hiện những triệu chứng sau đây thì nên khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác.

Một số triệu chứng thường gặp của ung thư phổi:

  • Ho dai dẳng
  • Ho ra máu
  • Khó thở, khò khè
  • Đau tức ngực khi ho, cười hoặc hắt xì
  • Khàn tiếng
  • Giảm cân không chủ ý và chán ăn
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Nhiễm trùng phổi dai dẳng

Triệu chứng phổ biến khi ung thư phổi đã lan ra các mô và cơ quan khác:

  • Đau xương, khớp
  • Tế bào ung thư lan đến gan có thể làm vàng da và mắt
  • Hệ bạch huyết vùng cổ sưng to
  • Có vấn đề về thần kinh khi tế bào ung thư di căn đến não

Phương pháp chẩn đoán ung thư phổi do di truyền

Xét nghiệm di truyền

Nếu bạn có người thân trong gia đình bị ung thư phổi và bạn đang nghi ngờ sức khỏe của mình, thì phương pháp xét nghiệm di truyền có thể giúp bạn tìm kiếm nguy cơ.

Các bác sĩ chuyên khoa di truyền và sinh học phân tử sẽ lấy một mẫu nhỏ mô hoặc chất dịch của cơ thể và gửi đến một phòng thí nghiệm chuyên biệt để phân tích.

Nhiều người tin rằng, kết quả xét nghiệm di truyền đối với ung thư phổi sẽ thay đổi hành vi của người hút thuốc nếu họ phát hiện ra rằng họ cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, xét nghiệm di truyền vẫn được khuyến cáo, vì nó có thể xác định các đột biến gen đặc biệt. Nhiều phương pháp điều trị nhắm mục tiêu hiện có hoặc đang được nghiên cứu cho các đột biến cụ thể.

Tầm soát ung thư phổi

Đối với những người có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư phổi, phương pháp chụp CT phổi liều thấp thường được khuyến khích. Một nghiên cứu có quy mô lớn cho thấy, tầm soát ung thư phổi bằng cách chụp CT phổi liều thấp giúp giảm hơn 20% tỷ lệ tử vong so với chụp X-quang ngực.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư phổi bao gồm:

  • Sinh thiết bằng kim
  • Kiểm tra chất nhầy (đờm) ho ra từ phổi để phát hiện tế bào ung thư
  • Nọi soi phế quản, bao gồm việc chèn một ống qua miệng hoặc mũi xuống phổi của bạn
  • Quét CT, chụp X-quang, chụp PET, chụp MRI, hoặc siêu âm

Không có bằng chứng rõ ràng về việc dùng các chất bổ sung beta carotene hoặc vitamin E sẽ làm giảm nguy cơ bị ung thư phổi. Cũng không rõ ràng khi cho rằng chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến nguy cơ, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ mang lại sức khỏe tổng thể.

Trước khi bạn tuyệt vọng về những gen được truyền bởi bố mẹ, bạn cần lưu ý rằng nhiều nguyên nhân gây ra ung thư phổi có thể ngăn ngừa được.

Bỏ hút thuốc (nếu bạn đang hút thuốc lá), chủ động trong việc thích ứng với ô nhiễm không khí, hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại…ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cho dù bạn có nhiều người thân mắc bệnh hay không.

Cách ngăn ngừa ung thư phổi

Thực hiện lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư phổi. Đó là không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc của những người xung quanh và thực hiện các biện pháp bảo vệ khi đi ra đường hoặc nơi làm việc. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên và ăn nhiều rau quả cũng giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tim mạch và phổi của bạn.

Nếu bạn có người thân trong gia đình đã mắc bệnh ung thư phổi, hãy thực hiện tầm soát mỗi năm 1 lần tại các bệnh viện uy tín để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nét Bút Tri Ân – Theo: verywellhealth.com – healthline.com

Related posts

Ung thư phổi là gì? Những điều cần biết về bệnh ung thư phổi

admin

Dấu hiệu và các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

admin

Trào ngược dạ dày thực quản là gì? Triệu chứng và cách điều trị

admin

Leave a Comment

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor
cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor