Bệnh tật

Mộng du là gì? Phương pháp điều trị bệnh mộng du

những điều cần biết về bệnh mộng du

Hãy tưởng tượng, bạn thức dậy ở đâu đó ngoài nơi bạn ngủ và không nhớ mình đã đến đó như thế nào. Đó là những gì có thể xảy ra với những người bị mộng du. Mộng du liên quan đến việc thực hiện một số hành động phức tạp khi đang ngủ, và khi tỉnh dậy, người bệnh không nhớ hầu hết những gì họ đã làm.

Ví dụ, một số người mộng du có thể đi đến nhà bếp, lấy đồ ăn hoặc mở khóa một cánh cửa và đi ra ngoài. Mặc dù không phổ biến, vẫn có những trường hợp người mộng du lái xe ra đường trong trạng thái vô thức.

Mộng du đã được mô tả trong các tài liệu y khoa có niên đại trước Hippocrates (460 TCN-370 TCN). Trong vở bi kịch của Shakespeare, cảnh di chuyển trong vô thức nổi tiếng của Lady Macbeth đã ám ảnh rất nhiều người.

Mộng du là gì?

Người bị mộng du đang ngủ tự dưng đứng dậy, đi ra khỏi giường hoặc đi lòng vòng quanh nhà trong trạng thái vô thức. Cảnh tưởng này làm liên tưởng đến các bộ phim ma của Hollywood. Người thân trong gia đình lần đầu bắt gặp hiện tượng mộng du thì rất sợ hãi cứ nghĩ người thân của mình bị ma nhập.

Nhưng đừng sợ hãi! Mộng du (tiếng Anh: Sleepwalking) chỉ là một biểu hiện của bệnh mất ngủ, một loại rối loạn có liên quan đến các hành động bất thường trong lúc ngủ và nó không phải là một rối loạn hiếm có như chúng ta thường nghĩ.

Theo một nghiên cứu của Trường Đại học Y Stanford, khoảng 5% dân số có xu hướng bị mộng du. Các đợt mộng du thường xảy ra vài giờ sau khi ngủ, và thường kéo dài chỉ vài phút. Sau khi thức dậy, người bị mộng du thường không nhớ những gì mình đã làm.

Mộng du xảy ra nhiều ở trẻ em hơn là người lớn, đặc biệt là trẻ từ 3 đến 10 tuổi. Tuy nhiên, mộng du ở trẻ em không phải là vấn đề đáng lo ngại. Một số hoạt động của trẻ ban ngày như chạy nhảy, leo trèo…sẽ ảnh hưởng đến hoạt động não của bé vào ban đêm. Theo Bệnh Viện Cleveland, hầu hết trẻ em bị mộng du sẽ hết bệnh khi chúng lớn lên.

Một số câu hỏi về bệnh mộng du

Có nên đánh thức ai đó đang mộng du không?

Một số người nói rằng, bạn không nên đánh thức người đang mộng du vì nó sẽ gây ra một số vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như một cơn đau tim, sang trấn tinh thần hoặc nặng hơn là chấn thương nếu người đó đang có những hành động nguy hiểm (lái xe, đi trên thành tường, leo nóc nhà). Do đó, chúng ta nên nhẹ nhàng hướng dẫn họ trở lại giường ngủ là cách tốt nhất.

Làm thế nào để ngăn ngừa mộng du?

Bệnh mộng du không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa. Vì thông thường, chúng ta sẽ cảm thấy buồn ngủ nếu ngày hôm đó ta làm việc quá sức. Tuy nhiên, bệnh này có thể giảm bớt, nếu bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi.

Vì thế, nên phát triển những thói quen tốt để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Ví dụ, nên dành khoảng 30 phút cho việc ngủ trưa, có đủ ánh sáng mặt trời trong ngày và hạn chế sử dụng nhiều chất kích thích chẳng hạn như cafe, rượu bia vài giờ trước khi đi ngủ.

Nếu có thể, cố gắng đi ngủ và thức dậy cùng một khoảng thời gian mỗi ngày để có được một nhịp sinh học phù hợp. Ngoài ra, bạn nên giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực như: căng thẳng, lo lắng, tức giận…

Mộng du có nguy hiểm không?

Mộng du không phải là một bệnh nguy hiểm. Nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây thương tích cho người bệnh khi có những hành động nguy hiểm trong trạng thái này. Nếu mộng du dẫn đến rối loạn giấc ngủ kéo dài, nó cũng có thể dẫn đến sự mệt mỏi và buồn ngủ vào buổi sáng, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của người bệnh.

Những ai thường bị mộng du?

Theo thống kê có khoảng 1-15% dân số bị mộng du và đa số là trẻ em có độ tuổi từ 4 đến 10, và một số ít trường hợp là người trưởng thành.

Nhiều người trưởng thành có các hành động kỳ lạ trong khi ngủ như nói mớ, vung tay vung chân… Đây được cho là điều bình thường, không phải dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh lý thần kinh nào.

Theo các chuyên gia, có 2 yếu tố chính làm tăng nguy cơ bị mộng du ở một người là:

  • Gen di truyền: Nếu bạn có cha hoặc mẹ từng bị mộng du thì nguy cơ bạn bị mộng du tăng lên gấp đôi.
  • Tuổi tác: Mộng du thường xảy ra ở trẻ nhỏ (dưới 10 tuổi).

Làm thế nào tôi có thể giữ con tôi an toàn nếu chúng bị mộng du?

Nếu con bạn bị mộng du, việc tạo ra một môi trường an toàn là yếu tố quan trọng nhất. Để giữ cho con bạn khỏi nguy hiểm, hãy xem xét việc lúng túng trong quá trình di chuyển của chúng, đảm bảo rằng cửa sổ và cửa ra vào bị khóa. Ngoài ra, đừng để con bạn ngủ trên tầng cao nếu nhà bạn sử dụng giường tầng.

không nên đánh thức người đang mộng du vì điều này rất nguy hiểm
Không nên đánh thức người đang mộng du vì điều này rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây mộng du

Hiện tượng mộng du xuất hiện trong một trạng thái bất thường giữa sự tỉnh táo và giấc ngủ. Khi bạn ngủ, bạn đi qua các giai đoạn khác nhau bao gồm cả chu kỳ của giấc ngủ NREM (mắt không chuyển động) và REM (giai đoạn mắt chuyển động nhanh, có liên quan đến giấc mơ).

Khi bạn bước vào giai đoạn đầu của giấc ngủ sâu, não của bạn tạo ra các sóng não chậm, nhưng bạn vẫn chưa vào giấc ngủ NREM. Mộng du có nhiều khả năng xảy ra trong giai đoạn này.

Theo các nhà nghiên cứu ở Stanford, những người có vấn đề tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế và trầm cảm, có nguy cơ bị mộng du cao hơn người thường.

Các yếu tố dẫn đến bệnh bao gồm thiếu ngủ, chất kích thích, bệnh sốt và các loại thuốc nhất định. Các yếu tố di truyền, môi trường và sinh lý học cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh mộng du.

Yếu tố di truyền

Mộng du xảy ra thường xuyên hơn ở những cặp song sinh giống hệt nhau, và có nguy cơ xảy ra nếu ba mẹ của trẻ có tiền sử bệnh mất ngủ.

Yếu tố môi trường

Rối loạn giấc ngủ, sốt, căng thẳng, thiếu magiê, và ngộ độc rượu có thể gây ra mộng du. Các loại thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc dùng để điều trị bệnh tâm thần, thuốc kích thích và thuốc kháng histamine (thuốc dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng ) cũng là một trong những nguyên nhân làm bệnh trầm trọng hơn.

Các yếu tố sinh lý

Các yếu tố sinh lý có thể góp phần vào mộng du bao gồm:

  • Chiều dài và chiều sâu của giấc ngủ sóng chậm NREM, có thể là một yếu tố làm gia tăng tần số mộng du ở trẻ em.
  • Các điều kiện như mang thai và kinh nguyệt được biết là làm tăng tần suất mộng du ở phụ nữ.
  • Loạn nhịp tim.
  • Bệnh sốt.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Hen suyễn ban đêm.
  • Cơn động kinh ban đêm.
  • Tắc nghẽn hơi thở khi ngủ.
  • Rối loạn tâm thần, sang chấn tâm lý, hoặc các trạng thái mâu thuẫn (rối loạn đa nhân cách).
nhìn vào khoảng không nào đó là triệu chứng phổ biến của bệnh mộng du
Nhìn vào khoảng không nào đó là triệu chứng phổ biến của bệnh mộng du.

Triệu chứng của mộng du

Mộng du thường bắt đầu trong thời gian ngủ sâu nhưng có thể xảy ra trong các giai đoạn ngủ nhẹ của NREM, thường là trong vòng vài giờ sau khi ngủ, và người bị mộng du có thể bị kích động một phần trong giai đoạn này.

Ngoài việc đi bộ xung quanh nhà trong thời gian ngủ sâu, các triệu chứng của mộng du khác bao gồm:

  • Nói mớ.
  • Hành vi không phù hợp như đi tiểu trong tủ quần áo (phổ biến hơn ở trẻ em).
  • Hét lên (khi mộng du xuất hiện cùng với giấc mơ ác mộng).
  • Hành động hung bạo.
  • Nói chuyện trong lúc ngủ.
  • Nhầm lẫn sau khi bị đánh thức.
  • Không giao tiếp với người khác khi đang di chuyển.
  • Nhìn chằm chằm vào một khoảng không nào đó.
  • Có những hành động vụng về.

Dấu hiệu bị mộng du phổ biến nhất là đi bộ trong khi ngủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, người bị mộng du có thể đi trên tường, mở cửa đi ra khỏi nhà hoặc lái xe ra đường. Trên thực tế, việc đánh thức những người mộng du trong trường hợp này là khá nguy hiểm.

Phương pháp điều trị

Một người thường xuyên bị mộng du có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Ngủ đủ giấc.
  • Thiền định, tập thể dục, yoga hay nghe nhạc thư giãn trước khi ngủ.
  • Tránh bất kỳ loại kích thích trước khi đi ngủ.
  • Giữ cho môi trường ngủ an toàn, không có đồ vật độc hại gây nguy hiểm.
  • Ngủ ở tầng trệt để ngăn ngừa té ngã khi xuống cầu thang.
  • Khóa cửa ra ngoài và cửa sổ phòng ngủ.
  • Loại bỏ các trở ngại trong phòng.
  • Đặt một báo động di chuyển hoặc chuông ở cửa phòng ngủ và các cửa sổ đối với những trường hợp nặng.

Trong nhiều trường hợp, không cần dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị đặc biệt cho bệnh mộng du, nhất là đối với trẻ em. Hầu hết các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh tạo ra một môi trường an toàn cho bé, để chúng không bị tổn thương hơn là điều trị mộng du.

Nếu bệnh vẫn kéo dài trong quá trình phát triển của bé hoặc có nguy cơ thương tích trong các giai đoạn, thì lúc đó, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Hãy tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ để có nhịp sinh học phù hợp.

Việc điều trị bệnh cho người lớn cũng không cần thiết. Nhưng nếu mộng du dẫn đến hành vi bất thường hoặc tiêu cực trong khi ngủ, chẳng hạn như rời khỏi nhà, lái xe, leo nóc nhà hay các hành động nguy hiểm khác thì nên được tư vấn điều trị.

Nếu người bệnh có tiền sử rối loạn giấc ngủ, thì đây là nguyên nhân góp phần làm họ cảm thấy mệt mỏi dẫn đến bệnh. Điều trị các rối loạn có thể làm giảm đi triệu chứng mộng du, cải thiện giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.

Những người bệnh mộng du cũng có thể thực hiện một số biện pháp để cải thiện chất lượng giấc ngủ của họ và ngăn chặn tình trạng thiếu ngủ.

Ví dụ, tập thể dục trước giờ ngủ để giảm căng thẳng và hạn chế dùng chất kích thích như: rượu, thuốc lá, cafe…hay nghe những bản nhạc thư giãn nhẹ nhàng để giúp bộ não cân bằng và ngủ ngon.

Một yếu tố quan trọng nhất đối với những người bệnh mộng du là đảm bảo môi trường an toàn cho họ, giảm thiểu các nguy cơ va đập, rơi xuống cầu thang…

Tin vui là cho hầu hết mọi người là bệnh mộng du không phải là dấu hiệu của một rối loạn nghiêm trọng. Hiện tượng này sẽ biến mất nếu người bệnh thay đổi thói quen sống để giúp thể chất và tinh thần phát triển tích cực.

Nếu bạn bắt gặp một ai đó thức dậy lúc 2 giờ sáng và nhìn chằm chằm vào khoảng không nào đó, thì đừng hoảng sợ vì nghĩ rằng đó là hiện tượng huyền bí nhé. Hãy nhẹ nhàng dẫn họ trở lại giường ngủ và hướng dẫn họ các phương pháp kể trên để thay đổi thói quen sinh hoạt và làm giảm bớt bệnh mộng du.

Nét Bút Tri Ân

Related posts

Các nguyên nhân chính gây bệnh thận

admin

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi thường bị bỏ qua

admin

Dấu hiệu nhận biết một người bị rối loạn nhân cách

admin

Leave a Comment

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor
cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor