Kiến thức

Nghiên cứu về nguy cơ mắc bệnh Alzheimer từ lịch sử sinh sản

nghiên cứu về nguy cơ mắc bệnh Alzheimer từ lịch sử sinh sản

Các nghiên cứu được báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về Alzheimer (AAIC) ở Chicago 2018 đã nêu bật những khác biệt về giới tính, liên quan đến hội chứng suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer trong suốt cuộc đời. Bao gồm một nghiên cứu quy mô lớn về mối liên hệ giữa lịch sử sinh sản và nguy cơ sa sút trí tuệ ở phụ nữ.

Kết quả được báo cáo tại AAIC 2018:

  • Mối liên hệ giữa nguy cơ sa sút trí tuệ và số lượng con cái, số lần sẩy thai, độ tuổi bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt và thời kỳ sinh sản (giữa lần kinh nguyệt đầu tiên và thời kỳ mãn kinh).
  • Trong một nghiên cứu riêng biệt, mối tương quan giữa số tháng mang thai và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
  • Cân nhắc lại việc áp dụng liệu pháp hormone trong điều trị, vì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng nhận thức.

Bệnh Alzheimer là tình trạng phổ biến nhất của hội chứng suy giảm trí nhớ. Một bệnh lý về não khiến người bệnh suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức và hành vi.

“Nhiều phụ nữ mắc bệnh Alzheimer hoặc các bệnh suy giảm trí nhớ hơn nam giới. Gần 2/3 người Mỹ bị Alzheimer là phụ nữ”, Maria Carrillo, Giám đốc Hiệp hội Alzheimer cho biết.

Theo số liệu của Hiệp hội Alzheimer năm 2018, hơn 5,5 triệu người từ 65 tuổi trở lên ở ​​Hoa Kỳ mắc bệnh Alzheimer, trong đó có 3,4 triệu người là phụ nữ và hơn 2 triệu người là nam giới.

Có một số lý do sinh học và xã hội tiềm ẩn khiến nhiều phụ nữ mắc bệnh Alzheimer hoặc các chứng mất trí nhớ khác. Quan điểm phổ biến nhất là phụ nữ thường sống lâu hơn đàn ông, và tuổi thọ cũng là yếu tố nguy cơ lớn đối với bệnh Alzheimer.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer có thể lớn hơn đối với nữ giới do các biến thể sinh học, di truyền, hoặc thậm chí là những trải nghiệm sống khác nhau, như giáo dục, nghề nghiệp hoặc tỷ lệ mắc bệnh tim cao ở phụ nữ.

“Cần có nhiều nghiên cứu hơn trong lĩnh vực này, vì nếu hiểu rõ các yếu tố nguy cơ về giới tính cụ thể trong suốt cuộc đời, chúng ta có thể tìm ra và áp dụng các chiến lược điều trị cụ thể cho các nhóm người mắc bệnh Alzheimer và các hội chứng mất trí nhớ khác.” Carrillo nói thêm.

Mối liên hệ giữa lịch sử sinh sản và nguy cơ mất trí nhớ ở phụ nữ

Theo báo cáo tại AAIC 2018, trong cuộc điều tra dịch tễ học quy mô lớn đầu tiên ở Hoa Kỳ về các khía cạnh khác nhau của lịch sử sinh sản và nguy cơ suy giảm trí nhớ.

Paola Gilsanz, ScD, nhà khoa học thuộc Phòng Nghiên cứu Kaiser Permanente Bắc California ở Oakland, California; Rachel Whitmer PhD, giáo sư tại UC Davis và các đồng nghiệp đã tìm thấy mối tương quan giữa nguy cơ suy giảm trí nhớ và số lượng con cái, số lần sảy thai, độ tuổi trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên, tuổi mãn kinh và thời kỳ sinh sản (số năm giữa kỳ kinh nguyệt đầu tiên và kỳ mãn kinh).

Dữ liệu được thu thập qua 14.595 phụ nữ trong độ tuổi từ 40-55 từ năm 1964-1973.

“Các nguyên nhân khiến phụ nữ suy giảm trí nhớ như các yếu tố về sinh sản không được hiểu rõ”, Gilsanz cho biết.

“Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi xác định các rủi ro cụ thể và các phương pháp bảo vệ ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ, điều quan trọng là giảm thiểu tác động gánh nặng không cân xứng của chứng mất trí nhớ mà phụ nữ trải qua.”

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ có từ 3 đứa con trở lên có nguy cơ mất trí nhớ thấp hơn 12% so với những phụ nữ chỉ có một đứa con. Những người này cũng ít có khả năng sa sút trí tuệ sau khi điều chỉnh thêm các yếu tố nguy cơ ở tuổi trung niên và cuối đời, chẳng hạn như chỉ số khối cơ thể và tim mạch.

Các nhà nghiên cứu cũng điều tra về lịch sử sẩy thai và kinh nguyệt. Họ phát hiện ra rằng, những phụ nữ đã từng sẩy thai có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn 9% so với những phụ nữ chưa sẩy thai lần nào.

Thông thường, phụ nữ sẽ xuất hiện kinh nguyệt khi 13 tuổi và bắt đầu mãn kinh ở độ tuổi 47. Những phụ nữ có kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở tuổi 16 hoặc lớn hơn có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn 31% so với những người có kinh nguyệt đầu tiên ở tuổi 13.

So với những phụ nữ mãn kinh sau 50 tuổi, những người trải qua thời kỳ mãn kinh tự nhiên ở độ tuổi 45 hoặc trẻ hơn có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn 28%.

Thời gian sinh sản trung bình là 34 năm. Những phụ nữ có thời gian sinh sản từ 38-44 năm có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao hơn 33% so với phụ nữ có thời gian sinh sản từ 21-30 năm. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để đánh giá lộ trình cơ học giữa các sự kiện sinh sản và sức khỏe não bộ.

Lịch sử mang thai của phụ nữ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Trong một nghiên cứu điển hình dành cho 133 phụ nữ lớn tuổi ở Anh, Molly Fox, tiến sĩ Khoa Nhân chủng học và Khoa học Tâm thần và Sinh học, Đại học California, Los Angeles và các đồng nghiệp đã thu thập thông tin về lịch sử sinh sản và bệnh mất trí nhớ Alzheimer để đánh giá mối liên hệ tiềm tàng giữa tiền sử mang thai và nguy cơ mắc bệnh này.

Nghiên cứu nhằm xác định liệu mối quan hệ có thể được quy cho chức năng miễn dịch hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy số tháng mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ là một yếu tố dự báo đáng kể về nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

“Chúng tôi bị hấp dẫn bởi khả năng mang thai có thể tổ chức lại cơ thể của người mẹ theo những cách có thể bảo vệ cô ấy chống lại sự phát triển của bệnh Alzheimer sau này”, Fox nói.

“Những kết quả này cũng cho thấy rằng, câu chuyện có thể không đơn giản như những gì chúng ta biết về phơi nhiễm estrogen, như các nhà nghiên cứu trước đây đã gợi ý.”

Các nhà điều tra đưa ra giả thuyết, việc duy trì các tác động có lợi trên hệ miễn dịch trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể giúp giảm thiểu nguy cơ suy giảm trí nhớ ở phụ nữ.

Liệu pháp Hormon không phải lúc nào cũng liên quan đến suy giảm nhận thức

Một nghiên cứu mới được báo cáo tại AAIC 2018 tìm cách điều tra lý do tại sao kết quả từ nghiên cứu Women’s Health Initiative-Memory (WHIMS) và WHI-Study of Cognitive Aging (WHISCA) khác với những phát hiện trước đó cho thấy sự suy giảm nhận thức liên quan đến liệu pháp hormone.

Carey E. Gleason, tiến sĩ tại Trung tâm nghiên cứu bệnh Alzheimer, Đại học Y Wisconsin và Y tế công cộng, Madison và các nhà nghiên cứu từ bệnh viện Hartford và Đại học George Washington đã xem xét hai nghiên cứu riêng biệt được xuất bản từ WHIMS và WHISCA.

Kết quả cho thấy:

  • Không có tác động tiêu cực đến nhận thức ở những phụ nữ bắt đầu áp dụng liệu pháp hormon trong độ tuổi từ 50-54. Ngược lại, những người bắt đầu áp dụng liệu pháp hormon trong độ tuổi từ 65-79 đã cho thấy sự suy giảm nhận thức, trí nhớ làm việc và khả năng kiểm soát hành vi.
  • Phụ nữ sử dụng liệu pháp hormon với bệnh tiểu đường loại 2 cũng cho thấy nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn so với những người không mắc bệnh tiểu đường hoặc điều trị bệnh tiểu đường bằng giả dược.

“Những phát hiện này bổ sung vào sự hiểu biết của chúng ta về những tác động phức tạp của kích thích tố trên não,” Gleason nói.” Những dữ liệu này rất cần thiết để chúng ta có thể đưa ra các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong và sau quá trình chuyển đổi mãn kinh.

Giúp họ đưa ra các quyết định được cá nhân hóa và quản lý các triệu chứng mãn kinh và phòng ngừa các tình trạng sức khỏe bất lợi trong tương lai.”

Lợi thế của phụ nữ về trí nhớ “Từ” có thể che giấu giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer

Pauline Maki, Giáo sư Tâm thần học và Tâm lý học, Giám đốc nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ và Giới tính, Đại học Illinois, Chicago và các nhà nghiên cứu từ Đại học California, San Diego, đã kiểm tra dữ liệu từ Alzheimer’s Disease Neuroimaging Initiative cho thấy, phụ nữ có một lợi thế trong việc ghi nhớ các từ và các mục bằng lời nói, không chỉ trong quá trình lão hóa bình thường mà còn trong khoảng thời gian đầu khi chứng suy giảm trí nhớ còn nhẹ.

Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh Alzheimer có liên quan đến khả năng ghi nhớ mệnh lệnh, danh sách từ, câu truyện và các tài liệu bằng lời nói khác.

Các nhà nghiên cứu muốn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giới tính trong trí nhớ và lão hóa não, và cách chúng liên quan đến sự khác biệt giới tính trên lý thuyết và lâm sàng của bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu cho thấy rằng, phụ nữ dường như duy trì hiệu suất nhận thức cao hơn nam giới trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng hơn, lợi thế của phụ nữ trong việc ghi nhớ các từ, lời nói mất hẳn đi.

“Những phát hiện này giúp giải thích tại sao phụ nữ lại suy giảm trí nhớ và khả năng nhận thức nhanh hơn nam giới sau khi được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer,” Maki nói.

“Trong khi lợi thế của phụ nữ có thể mang lại lợi ích về mặt chức năng, nó có thể che giấu các dấu hiệu nhận biết trong giai đoạn sớm của bệnh Alzheimer, dẫn đến bệnh trầm trọng hơn vào thời điểm chẩn đoán.”

Khi áp dụng phương pháp chẩn đoán dựa trên giới tính, độ chính xác chẩn đoán được cải thiện ở cả hai giới. Điều này cho thấy nhu cầu và giá trị của các phương pháp thay thế nhằm cải thiện khả năng phát hiện sớm tình trạng suy giảm trí nhớ ở phụ nữ.

Nét Bút Tri Ân

Related posts

Chạy thận là gì? Những điều cần biết về chạy thận nhân tạo

admin

Trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán thời điểm qua đời của bệnh nhân

admin

Sự khác biệt của dương vật đã cắt và không cắt bao quy đầu

admin

Leave a Comment

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor
cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor