Bệnh tật

Nguyên nhân gây ung thư phổi ở người không hút thuốc lá

nguyên nhân gây ung thư phổi ở người không hút thuốc lá

Nếu bạn nghĩ rằng mình sẽ không bị ung thư phổi vì không hút thuốc lá thì hãy suy nghĩ lại. Một người chưa bao giờ hút thuốc không có nghĩa là người đó không thể bị ung thư phổi!

Nguyễn Thị Nguyệt, 43 tuổi, là một người phụ nữ năng động và khỏe mạnh trong suốt cuộc đời trưởng thành của mình. Cô áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với rèn luyện sức khỏe thông qua bơi lội và đi bộ đường dài.

Nhưng hai năm trước, cô đến gặp bác sĩ sau khi trải qua một cơn ho dữ dội và cảm thấy khó thở. “Không ai trong gia đình tôi nghĩ rằng đó là dấu hiệu của ung thư phổi, bởi vì tôi không hút thuốc!” Cô chia sẻ.

Nhưng sau vài lần xét nghiệm, cô ngạc nhiên khi biết mình không chỉ bị ung thư phổi mà căn bệnh ung thư của cô đã bước sang giai đoạn 4, và đã lan sang các phần khác của cơ thể!

Mỗi năm, có đến 15% số người chết do ung thư phổi ở Việt Nam chưa bao giờ hút thuốc hoặc sử dụng bất kỳ dạng thuốc lá nào khác. Trên thực tế, ung thư phổi ở những người không hút thuốc nằm trong số 10 căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu thế giới.

“Có một sự kỳ thị rất lớn liên quan đến ung thư phổi, bởi vì phần lớn những người chết vì nó là do hút thuốc lá. Một trong những câu hỏi đầu tiên mà mọi người thường hỏi khi họ phát hiện ra ai đó mắc bệnh ung thư phổi là “Bạn có hút thuốc thường xuyên không?”

Nhưng thực tế là bất cứ ai có phổi đều có nguy cơ mặc bệnh ung thư phổi, vì vậy, đây là một căn bệnh mà tất cả mọi người nên quan tâm đến.” Norman H. Edelman, MD, cố vấn cấp cao của Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ cho biết.

Tránh xa khói thuốc lá là điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm nhằm giảm nguy cơ bị ung thư phổi, nhưng căn bệnh nguy hiểm này cũng có những yếu tố nguy cơ khác.

Các nhà nghiên cứu đã đạt được nhiều tiến bộ trong thập kỷ qua để tìm hiểu nguyên nhân gây ung thư phổi ở những người chưa từng hút thuốc. Một số điều kiện hoàn cảnh và môi trường sống được xem là nguyên nhân gây ra ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá.

6 nguyên nhân chính gây ung thư phổi ở người không hút thuốc

Có nhiều nguyên nhân khiến người không hút thuốc bị ung thư phổi như:

1. Hút thuốc lá thụ động

hút thuốc lá thụ động là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi
Hút thuốc lá thụ động là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi.

Hít phải khói thuốc lá từ những người hút thuốc trong gia đình, khu vực công cộng, nơi làm việc…là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư phổi. Những người không hút thuốc sống chung với người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi lên đến 24% khi so sánh với những người không hút thuốc khác.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, và mỗi năm có trên 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Gần một phần ba số người chết là do hút thuốc lá thụ động.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, hàng năm trên thế giới có khoảng 200.000 ca tử vong do tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc.

Luật cấm hút thuốc ở những nơi công cộng đã giúp giảm thiểu nguy cơ này tại một số quốc gia phát triển. Mạng lưới hành động ung thư của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS CAN) đang làm việc để mở rộng và tăng cường các luật này, nhằm bảo vệ cả người hút thuốc và người không hút thuốc khỏi sự nguy hiểm của khói thuốc lá.

2. Ô nhiễm không khí

ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang ở mức cảnh báo và là nguyên nhân gây ung thư phổi cho nhiều người
Ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang ở mức cảnh báo và là nguyên nhân gây ung thư phổi cho nhiều người.

Khói từ xe cộ, khu công nghiệp hay các nhà máy điện có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá.

Rất nhiều ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm ở Việt Nam được cho là do hít thở không khí ô nhiễm, và nhiều chuyên gia tin rằng việc tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm có thể gây nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tương tự như hút thuốc lá thụ động.

“Tại Hội nghị Lagos ở Thụy Sĩ năm 2016, Việt Nam đứng thứ 10 về ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí ở TP. Hà Nội là vấn đề đã tồn tại nhiều năm nhưng đến nay chưa thấy dấu hiệu khắc phục, hay chí ít là giảm mức độ.

Không khí ở Hà Nội chưa đến mức như Bắc Kinh, nhưng các chỉ số ô nhiễm ngày càng tăng”, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường chia sẻ. (thanhnien.vn)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại ô nhiễm không khí như một tác nhân gây ung thư (chất gây ung thư). Cuối năm 2017, một bức thư của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gửi cho nhân viên của mình ở Hà Nội ghi rõ:

Hiện tại, chất lượng không khí tại Hà Nội đang ở mức báo động. Tình trạng chất lượng không khí ở Hà Nội hiện nay sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới, thậm chí có khả năng đạt ngưỡng của các thành phố ô nhiễm nhất thế giới như Delhi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Ulaanbaatar (Mông Cổ).

Nhiều chuyên gia môi trường kêu gọi người dân Việt Nam hãy có cái nhìn lâu dài và chi nhiều tiền hơn cho năng lượng sạch, mặc dù ban đầu nó có thể tốn kém.

3. Môi trường làm việc ô nhiễm – thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại

ngoài hút thuốc lá thì môi trường làm việc ô nhiễm cũng gây ung thư phổi
Ngoài hút thuốc lá thì môi trường làm việc ô nhiễm cũng gây ung thư phổi.

Đối với một số người, nơi làm việc là nguồn tiếp xúc với các chất gây ung thư như: Amiăng, khí thải từ động cơ diesel hoặc các chất hóa học khác được thải ra môi trường.

Những công việc dễ gây bệnh ung thư phổi bao gồm: Thợ điêu khắc, thợ mộc, thợ đóng tàu, công nhân lọc dầu, thợ hàn, thợ lắp đặt cách nhiệt hay thợ lắp ống nước…

Mặc dù chính phủ và chủ doanh nghiệp đã có những thay đổi tích cực nhằm hạn chế người lao động tiếp xúc với các nguồn gây ung thư phổi trong môi trường làm việc.

Nhưng các yếu tố nguy cơ vẫn còn hiện diện, do đó, hãy tuân thủ các quy định an toàn lao động, và mạnh dạn đề xuất những biện pháp khắc phục lên cấp trên nếu thấy nơi làm việc không đủ an toàn.

4. Sợi Amiăng

thường xuyên tiếp xúc với sợi amiang có nguy cơ cao bị ung thư phổi
Thường xuyên tiếp xúc với sợi amiang có nguy cơ cao bị ung thư phổi.

Amiang là một hợp chất được sử dụng rộng rãi trong các vật liệu cách nhiệt. Sợi amiăng vỡ ra khỏi vật liệu và hòa vào không khí, nơi chúng có thể được hít vào phổi.

Loại sợi này được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm fibro xi măng, các vật liệu cách điện, cách nhiệt, ngành ô tô, ngành hàng không, đóng tàu, dược, dầu mỏ, sản xuất vật liệu chống cháy…

Sợi amiăng có thể tồn tại suốt đời trong mô phổi, nhiều trường hợp ung thư phổi hay một loại ung thư khác được gọi là ung thư trung biểu mô có liên quan đến việc tiếp xúc với amiăng.

Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi liên quan đến amiăng ở những người lao động. Tuy nhiên, những người lao động thường xuyên tiếp xúc với amiăng nhưng không hút thuốc lại có nguy cơ phát triển ung thư phổi gấp 5 lần so với những người không hút thuốc lá khác.

Vài năm gần đây, một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam xuất hiện quan điểm trái chiều liên quan đến việc có nên tiếp tục cho phép sử dụng amiăng trắng một cách có kiểm soát, hay là cấm sử dụng do lo ngại khả năng gây ung thư phổi cực kỳ cao của loại sợi này.

5. Khí radon

khí radon là nguyên nhân chính gây ung thư phổi ở người không hút thuốc tại hoa kỳ
Khí radon là nguyên nhân chính gây ung thư phổi ở người không hút thuốc tại Hoa Kỳ.

Tại Mỹ, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư phổi ở những người không hút thuốc là tiếp xúc với khí radon, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA). Nó chiếm khoảng 21.000 ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm tại quốc gia này. Thật may mắn, tại Việt Nam thì các trường hợp mắc bệnh ung thư phổi từ khí radon là không đáng kể.

Khí radon xuất hiện tự nhiên ngoài trời với số lượng vô hại, nhưng đôi khi trở nên tập trung ở những ngôi nhà được xây dựng trên các mỏ uranium tự nhiên.

Khí radon có thể di chuyển xuyên qua đất và vào nhà thông qua những khoảng trống trong móng, đường ống, cống rãnh, hoặc các khe hở khác. Nó vô hình và không mùi nhưng có thể được phát hiện bằng bộ dụng cụ thử nghiệm.

Những người hút thuốc và tiếp xúc với radon có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn những người không hút thuốc tiếp xúc với khí radon.

6. Gen di truyền

người không hút thuốc cũng có thể bị ung thư phổi do gen di truyền
Người không hút thuốc cũng có thể bị ung thư phổi do gen di truyền.

Một người không hút thuốc lá, không sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm vẫn có khả năng mắc bệnh ung thư phổi nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh này.

Theo các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ ung thư phổi do di truyền xuất hiện ở nam giới cao hơn phụ nữ và bệnh thường khởi phát trước năm 60 tuổi.

Ngày nay, với sự phát triển của y học, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu nhiều hơn và nhiều hơn nữa về những điều kiện khiến các tế bào trở thành ung thư. Hiểu rõ về sự biến đổi gen sẽ giúp các nhà nghiên cứu phát triển các liệu pháp và các loại thuốc nhắm vào các loại tế bào ung thư cụ thể.

Cách giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi

Những người không hút thuốc lá đã loại bỏ yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư phổi. Nhưng những người không hút thuốc cũng nên thực hiện một số thay đổi về lối sống nhằm giảm thiểu các nguyên nhân gây bệnh khác.

Sử dụng khẩu trang khi đi ra đường, tránh khói thuốc lá thụ động, và hạn chế tiếp xúc các hóa chất độc hại tại nơi làm việc có thể giúp bạn tránh được những nguyên nhân gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc.

Ngoài ra, Một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiều căn bệnh ung thư, bao gồm ung thư phổi ở cả người hút thuốc và người không hút thuốc.

Nét Bút Tri Ân

Related posts

Những triệu chứng của ung thư gan thường bị bỏ qua

admin

Cườm khô là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và thời điểm phẫu thuật

admin

Cách để biết bạn có nguy cơ mắc bệnh thận hay không!

admin

Leave a Comment

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor
cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor