Bệnh tật

Đa nhân cách là gì? Căn bệnh tâm thần được gọi là “ma nhập”

rối loạn đa nhân cách hay còn gọi là bệnh ma nhập

Rối loạn đa nhân cách là một bệnh lý trong đó tính cách của một người bị phân chia thành hai hoặc nhiều trạng thái tính cách khác biệt. Với những biểu hiện kỳ lạ khác với thường ngày, đa nhân cách thường được dân gian gọi là hiện tượng ma nhập, vong theo và nhiều bí ẩn khác được thêu dệt đằng sau nó.

Vì sự khác biệt danh tính trong một người, nên trong thời gian gần đây nó còn có tên gọi khác là rối loạn danh tính phân ly. Những người mắc bệnh đa nhân cách thường là nạn nhân của việc lạm dụng nghiêm trọng trong quá khứ.

Danh tính là: Tên, tuổi, giới tính…lai lịch của một người.

Rối loạn đa nhân cách hay rối loạn nhận dạng danh tính phân ly (dissociative identity disorder) được cho là một tình trạng tâm lý phức tạp có khả năng gây ra bởi nhiều yếu tố, bao gồm các bất hạnh nghiêm trọng trong thời thơ ấu chẳng hạn như: Lạm dụng thể chất, tình dục, tình cảm, sang chấn tâm lý hoặc môi trường sống gây ức chế tâm lý.

Rối loạn đa nhân cách là gì?

Hầu hết chúng ta đã trải qua sự phân ly nhẹ, giống như mơ mộng hoặc bị lạc trong khoảnh khắc khi làm một công việc căng thẳng.

Tuy nhiên, đa nhân cách (tiếng Anh: multiple personality disorder) là một dạng phân ly nghiêm trọng, một quá trình hình thành tinh thần tạo ra sự thiếu kết nối trong suy nghĩ, ký ức, cảm xúc, hành vi hoặc ý thức của một người. Đa nhân cách được cho là xuất phát từ sự kết hợp của các yếu tố bao gồm chấn thương, sang chấn tâm lý mà người mắc chứng rối loạn gặp phải.

Khía cạnh phân ly được cho là một cơ chế đối phó – người bệnh tự phân tách mình ra khỏi một tình huống hoặc trải nghiệm quá bạo lực, đau thương hoặc quá đau buồn trong quá khứ. Bất đồng hóa “danh tính bất hạnh” đó với bản thân có ý thức của mình ở hiện tại.

Các dạng rối loạn phân ly khác được định nghĩa trong DSM-5, cẩm nang tâm thần được sử dụng để phân loại các bệnh tâm thần, bao gồm chứng mất trí nhớ phân ly hay rối loạn khử sắc tố / khử mùi.

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh đa nhân cách là 0,01% đến 1% dân số nói chung, và 7% dân số có thể có một số dạng rối loạn phân ly chưa được chẩn đoán.

Người bị đa nhân cách thường có những dấu hiệu gì?

Việc chẩn đoán rối loạn đa nhân cách cần có thời gian. Người ta ước tính rằng những người bị bệnh này đã trải qua 7 năm điều trị sức khỏe tâm thần trước khi chẩn đoán chính xác.

Điều này là phổ biến, bởi vì danh sách các triệu chứng khiến một người mắc chứng rối loạn đa nhân cách rất giống với nhiều chẩn đoán tâm thần khác.

Trên thực tế, nhiều người mắc bệnh đa nhân cách cũng có các chẩn đoán giống như trầm cảm, lo lắng và các rối loạn nhân cách khác.

DSM-5 (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các loại rối loạn tâm thần) cung cấp các tiêu chí sau để chẩn đoán rối loạn đa nhân cách:

  • Có hai hoặc nhiều đặc điểm nhận dạng – trạng thái cá tính khác nhau, mỗi trạng thái có mô hình nhận thức tương đối lâu dài, liên quan đến suy nghĩ, hành vi về môi trường và bản thân.
  • Mất trí nhớ, được định nghĩa là những khoảng trống trong việc thu hồi các sự kiện hàng ngày, thông tin cá nhân quan trọng hoặc các sự kiện gây ra chấn thương.
  • Người bệnh đau khổ vì rối loạn hoặc gặp khó khăn trong hoạt động ở một hoặc nhiều khía cạnh chính trong cuộc sống vì rối loạn.
  • Có những biểu hiện bất thường không phù hợp với ngữ cảnh.
  • Các triệu chứng không phải là do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (như ngất xỉu hoặc hành vi hỗn loạn khi nhiễm độc rượu), hoặc một tình trạng y tế nói chung (chẳng hạn như co giật).

Triệu chứng của bệnh đa nhân cách

Rối loạn đa nhân cách được đặc trưng bởi sự hiện diện của hai hoặc nhiều danh tính, trạng thái nhân cách riêng biệt đôi khi hoặc liên tục “chiếm quyền kiểm soát” suy nghĩ, lời nói và hành vi của người đó.

Dấu hiệu thường thấy của người bị đa nhân cách là không có khả năng nhớ lại những gì họ đã nói và làm trong quá khứ. Bởi vì bộ nhớ của họ rất khác biệt, nó như được phân ra “từng ngăn” cho mỗi nhân cách riêng biệt có trong một người.

Đặc biệt, những “danh tính” có trong người bệnh có độ tuổi, giới tính hoặc chủng tộc khác nhau. Mỗi người có tư thế, cử chỉ và cách nói chuyện cũng khác nhau.

Ví dụ, hôm nay danh tính A là một bà lão 70 tuổi chiếm quyền kiểm soát người bệnh. Bà ấy đeo mắt kính, đọc báo, tập thể dục rồi pha trà…Hôm sau danh tính B là một cậu bé 7 tuổi thì lại chơi thú nhún, ăn cháo dinh dưỡng và xem phim Doremon…

Nếu bạn nói chuyện với người bệnh khi danh tính B, C, D chiếm quyền kiểm soát thì họ sẽ không nhớ những việc mà danh tính A đã làm và trải nghiệm, tương tự như thế họ có những bộ nhớ riêng biệt.

Thông thường những danh tính là những người tưởng tượng; và đôi khi chúng là động vật. Khi mỗi tính cách bộc lộ chính nó, kiểm soát hành vi và suy nghĩ của từng cá nhân, nó được gọi là “chuyển đổi nhân cách”.

Trong phim Split (Bầy Người), đạo diễn mô tả việc “chuyển đổi nhân cách” như một sự xếp hàng đợi của những người chờ mua vé hoặc đi khám bác sĩ.

Mỗi nhân cách sẽ được xếp một khoảng thời gian để chiếm quyền kiểm soát người bệnh, trong một số trường hợp, những “nhân cách trội” sẽ chiếm quyền và trở thành người lãnh đạo các nhân cách khác.

Việc chuyển đổi có thể mất vài giây, vài phút hoặc vài ngày. Khi bị thôi miên, những “người thay đổi” hoặc danh tính khác nhau của người đó có thể rất đáp ứng với các yêu cầu của nhà trị liệu tâm lý.

Cùng với sự phân ly nhiều tính cách, những người bị rối loạn tâm thần đa nhân cách có thể gặp một số vấn đề tâm thần khác, bao gồm các triệu chứng sau đây:

  • Phiền muộn
  • Tâm trạng lâng lâng
  • Có xu hướng tự sát
  • Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, gặp ác mộng hoặc mộng du)
  • Lo lắng, hoảng loạn và ám ảnh (hồi tưởng, phản ứng thái quá với kích thích)
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá và ma túy
  • Bị cưỡng chế phải làm việc gì đó
  • Các triệu chứng giống như loạn thần (bao gồm ảo giác thính giác và thị giác)
  • Rối loạn ăn uống

Các triệu chứng khác của đa nhân cách có thể bao gồm đau đầu, mất trí nhớ, mất hồn và trải nghiệm ngoài cơ thể (xuất hồn, thấy mình đang ngủ, trải nghiệm cận tử…).

Một số người bị rối loạn đa nhân cách thường có xu hướng tự bức hại, phá hoại và thậm chí là bạo lực (tự gây hại cho bản thân hoặc người khác).

Ngoài ra, một người có thể thấy mình làm những việc như lái xe quá tốc độ, trèo cột điện hoặc trộm cướp…nhưng họ cảm thấy họ bị ép buộc phải làm điều đó. Một số người mô tả cảm giác này như là một “hành khách trong cơ thể” của họ, ngồi xem các danh tính khác “lái xe”. Nói cách khác, họ thực sự tin rằng họ không có sự lựa chọn cho những hành động mà họ gây ra.

Điểm khác biệt giữa đa nhân cách và tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) và rối loạn đa nhân cách (multiple personality disorder) thường bị nhầm lẫn, nhưng chúng rất khác nhau.

Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nghiêm trọng liên quan đến rối loạn tâm thần mãn tính (hoặc tái phát), đặc trưng chủ yếu của bệnh là nghe hoặc nhìn thấy những thứ không có thật (ảo giác), và suy nghĩ hoặc tin vào những điều không có cơ sở trong thực tế (ảo tưởng).

Trái với những quan niệm sai lầm phổ biến, những người bị tâm thần phân liệt không có nhiều tính cách khác nhau. Ảo tưởng là triệu chứng loạn thần phổ biến nhất của tâm thần phân liệt; Ảo giác, đặc biệt là nghe thấy giọng nói bí ẩn chiếm khoảng 50% đến 70% trường hợp mắc bệnh này.

Cả người bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách đều có xu hướng tự sát. Bệnh nhân nhiều nhân cách có tiền sử tự tử nhiều hơn các bệnh nhân tâm thần khác.

Người bị đa nhân cách trải nghiệm cuộc sống như thế nào?

Có một số cách trong đó quá trình tâm lý của rối loạn đa nhân cách thay đổi cách một người trải nghiệm cuộc sống, bao gồm:

  • Giải thể nhân cách (Depersonalization): Đây là một cảm giác được tách ra khỏi cơ thể của một người và thường được gọi là “trải nghiệm ngoài cơ thể”.
  • Tri giác sai thực tại (Derealization): Đây là cảm giác rằng thế giới không có thật, hoặc bản thân và cuộc sống của họ chỉ là ảo ảnh.
  • Mất trí nhớ: Đây là sự thất bại trong việc nhớ lại thông tin cá nhân quan trọng đến mức không thể đổ lỗi cho sự lãng quên thông thường. Cũng có thể có những chứng mất trí nhớ mà cuộc thảo luận không được ghi nhớ, hoặc nội dung của một cuộc trò chuyện có ý nghĩa bị lãng quên từ giây này sang giây khác.
  • Nhận dạng nhầm lẫn hoặc thay đổi danh tính: Cả hai điều này liên quan đến một cảm giác nhầm lẫn về nhận dạng. Một ví dụ về sự nhầm lẫn danh tính là khi một người gặp khó khăn trong việc xác định những điều họ quan tâm trong cuộc sống, quan điểm chính trị, tôn giáo, xã hội…Ngoài những thay đổi rõ ràng này, người bệnh có thể nhầm lẫn về thời gian, địa điểm và tình huống.

Bây giờ, người ta thừa nhận rằng các “tính cách tách rời” này không phải là những tính khí thất thường (sáng nắng chiều mưa), mà chúng đại diện cho một ý thức riêng biệt. Các trạng thái danh tính khác nhau sẽ ghi nhớ các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.

Thường có một tính cách “chủ nhà” trong mỗi cá nhân, người xác định tên thật của người đó. Trớ trêu thay, nhân cách chủ nhà thường không biết đến sự hiện diện của các nhân cách khác.

Những nhân cách khác nhau đóng vai trò gì?

Các nhân cách riêng biệt có thể phục vụ các vai trò khác nhau trong việc giúp cá nhân đối phó với những tình huống khó xử trong cuộc sống. Chẳng hạn, có trung bình 2 đến 4 nhân cách có mặt khi bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu.

Sau đó, có trung bình từ 13 đến 15 nhân cách có thể được biết đến trong quá trình điều trị. Trong vài trường hợp bất thường, người bị rối loạn phân ly với hơn 100 tính cách khác nhau. Kích hoạt môi trường hoặc các sự kiện trong cuộc sống có thể gây ra một sự thay đổi đột ngột giữa các nhân cách.

Người nào có nguy cơ bị rối loạn đa nhân cách?

Trong khi các nguyên nhân của rối loạn đa nhân cách vẫn còn mơ hồ, nghiên cứu chỉ ra rằng nó có khả năng là một phản ứng tâm lý đối với các căng thẳng giữa các cá nhân và môi trường sống. Đặc biệt là trong giai đoạn thời thơ ấu, người bệnh bị bỏ bê, ngược đãi hoặc lạm dụng tình dục, tình cảm…dẫn đến cản trở sự phát triển nhân cách.

Có đến 99% trường hợp mắc chứng rối loạn tâm thần đa nhân cách có tuổi thơ bất hạnh và thường bị đe dọa đến tính mạng ở giai đoạn phát triển nhạy cảm của thời thơ ấu (thường là trước 9 tuổi).

Đa nhân cách cũng có thể xảy ra ở những người trưởng thành mắc chứng rối loạn cảm xúc. Người quá nhạy cảm sau khi bị chấn thương, sang chấn tâm lý chẳng hạn như sẩy thai, mất người thân yêu…sẽ dễ dẫn đến rối loạn đa nhân cách và các bệnh tâm thần khác.

Phương pháp điều trị

Mặc dù không có phương pháp điều trị chính cho chứng rối loạn đa nhân cách, nhưng điều trị lâu dài có thể hữu ích, nếu bệnh nhân vẫn cam kết. Điều trị hiệu quả bao gồm nói chuyện hoặc tâm lý trị liệu, liệu pháp thôi miên và các liệu pháp bổ trợ như nghệ thuật hoặc liệu pháp vận động…

Không có phương pháp điều trị bằng thuốc được thiết lập cho bệnh đa nhân cách, phương pháp tiếp cận dựa trên tâm lý là nền tảng chính của trị liệu, với mục tiêu giải mã các tính cách khác nhau và hợp nhất chúng thành một.

Không có loại thuốc chuyên biệt điều trị rối loạn đa nhân cách, nhưng thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu hoặc thuốc an thần có thể được sử dụng để giúp kiểm soát các triệu chứng sức khỏe tâm thần liên quan đến nó. Với việc điều trị đúng cách, người bị đa nhân cách sẽ cải thiện khả năng nhận thức và hoạt động của họ trong cuộc sống đời thường.Nét Bút Tri Ân

Related posts

Những triệu chứng của ung thư gan thường bị bỏ qua

admin

Cao huyết áp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

admin

5 cách điều trị chứng tiểu không tự chủ

admin

Leave a Comment

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor
cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor