Bệnh tật Mẹ và Bé

Bệnh sởi là gì? Những điều cần biết về bệnh sởi

những điều cần biết về bệnh sởi

Sởi (tiếng Anh: measles) là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra sốt và phát ban ở da. Bệnh này có nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong như viêm phổi và viêm não. Bệnh sởi mà bài viết này chia sẻ còn được gọi là rubeola, không nên nhầm lẫn với rubella (sởi Đức). Trên toàn thế giới, sởi là căn bệnh gây tử vong cao thứ 5 ở trẻ em.

Bệnh sởi xảy ra thường xuyên ở Việt Nam, năm nào cũng có báo cáo hơn chục ngàn ca nhiễm sởi mặc dù Bộ Y tế đã phát động nhiều chương trình tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa sởi. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đến các thông báo của sở y tế địa phương để kịp thời tiêm phòng và ngăn ngừa dịch sởi cho bé.

Triệu chứng của bệnh sởi là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi có thể bao gồm:

  • Sốt cao
  • Khó chịu, mệt mỏi và bệnh tật chung
  • Sổ mũi
  • Ho khan
  • Đau và đỏ mắt (viêm kết mạc)
  • Xuất hiện đốm đỏ và xanh trong miệng
  • Nổi mẩn đỏ (phát ban) trên mặt và chân tóc, sau đó lan ra cơ thể.

Các biến chứng của bệnh sởi là gì?

Các biến chứng của bệnh sởi có thể bao gồm:

  • Viêm tai giữa
  • Tiêu chảy và nôn mửa – có thể gây ra các biến chứng nặng hơn như mất nước
  • Nhiễm trùng đường hô hấp – chẳng hạn như viêm phế quản, viêm thanh quản hoặc viêm thanh khí phế quản
  • Viêm phổi – nhiều trường hợp viêm phổi bị tử vong do sởi
  • Vấn đề mang thai – nếu một phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi, cô ấy có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non
  • Viêm não – cứ 1000 trường hợp mắc bệnh sởi thì có 1 người bị viêm não. Khoảng 10 đến 15% những người bị viêm não tử vong, và 15 đến 40% bị tổn thương não vĩnh viễn ở các mức độ khác nhau
  • Viêm màng não bán cấp (SSPE) xảy ra ở 1 trong số 100.000 trường hợp mắc bệnh sởi. SSPE là một tình trạng viêm tiến triển cực kỳ hiếm gặp của não gây ra thoái hóa não và thường gây tử vong. SSPE thường bắt đầu vào khoảng 7 năm sau khi nhiễm sởi.

Bệnh sởi có dễ lây không?

Bệnh sởi rất dễ lây lan khi ai đó nuốt hoặc hít những đờm ho hoặc hắt hơi từ người bị nhiễm bệnh. Virus sởi bên trong chất nhầy hoặc nước bọt vẫn còn sống trong vài giờ ngoài không khí.

Nhiễm bệnh cũng có thể xảy ra nếu ai đó chạm vào bề mặt hoặc đồ vật bị ô nhiễm, sau đó cho tay vào miệng, mũi của chính họ hoặc khi ăn không chịu rửa tay. Các triệu chứng thường xảy ra khoảng 10 đến 12 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Ước tính một người mắc bệnh sởi sẽ lây nhiễm khoảng 9 trong số 10 người mà họ tiếp xúc, thường những người này chưa được tiêm chủng vắc-xin phòng ngửa sởi hoặc chưa bị sởi bao giờ.

Người nào có nguy cơ mắc bệnh sởi?

Mặc dù có nhiều chương trình tiêm ngừa sởi, nhưng dịch sởi ở Việt Nam vẫn hoành hành trong nhiều cộng đồng trên khắp cả nước. Bất cứ ai chưa được tiêm chủng, đặc biệt là trẻ em và nhân viên y tế đều có nguy cơ mắc bệnh sởi.

Những người có nguy cơ mắc bệnh sởi:

  • Bất cứ ai bị bệnh mạn tính
  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người lớn chưa tiêm ngừa

Chẩn đoán bệnh sởi gồm những gì?

Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh sởi có thể bao gồm:

  • Lịch sử y tế, bao gồm tình trạng tiêm chủng và lịch sử du lịch
  • Kiểm tra thể chất
  • Xét nghiệm máu

Điều trị bệnh sởi bằng cách nào?

Một số trường hợp nhiễm sởi không có biến chứng thường kéo dài khoảng 14 ngày và hầu hết mọi người đều bình phục hoàn toàn. Thuốc kháng sinh không có tác dụng vì bệnh là do virus gây ra. Điều trị chỉ nhằm mục đích giảm bớt các triệu chứng và giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng.

  • Nghỉ ngơi tại giường bệnh
  • Do nước biển và uống nhiều nước
  • Thuốc Paracetamol để giảm đau và sốt
  • Cách ly để giảm nguy cơ lây truyền sang người khác

Thỉnh thoảng bệnh sởi phát triển thành một căn bệnh nghiêm trọng cần được điều trị khẩn cấp và thậm chí đe dọa đến tính mạng. Trong một số trường hợp có thể chết vì các biến chứng ngay cả khi họ được chăm sóc y tế kịp thời.

Điều trị phụ thuộc vào biến chứng:

  • Nhập viện để theo dõi
  • Chăm sóc hỗ trợ – ví dụ, duy trì hydrat hóa, giảm sốt và nhiễm trùng
  • Kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn.
  • Các phương pháp điều trị chuyên biệt cho từng loại biến chứng

Tiếp xúc với người bị sởi có sao không?

Nếu bạn đã tiếp xúc với người mắc bệnh sởi và bạn không miễn dịch với bệnh sởi (chưa được tiêm chủng ngừa hoặc chưa từng bị nhiễm sởi), thì có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các lựa chọn.

Tùy thuộc vào tình huống của bạn, chúng có thể bao gồm:

  • Nếu bạn đã tiếp xúc với người mắc bệnh sởi trong 72 giờ qua – hãy tiêm chủng vắc-xin ngừa sởi ngay lập tức.
  • Nếu bạn đã tiếp xúc với người mắc bệnh sởi từ 3 đến 7 ngày qua – immunoglobulin có thể được cung cấp để bảo vệ tạm thời. Điều này được gọi là tiêm chủng thụ động. Tiêm vắc-xin sởi, hoặc tiêm chủng tích cực nên được đưa ra sau đó để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, nhưng phải chờ đến 5 tháng sau khi bạn nhận được immunoglobulin.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi có hiệu quả không?

Tiêm chủng là cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh sởi. Một người nhận được hai liều vắc-xin có thể miễn dịch với bệnh sởi trong suốt cuộc đời còn lại. Nếu bạn đã bị nhiễm sởi và chữa khỏi rồi, bạn sẽ không bao giờ tái phát bệnh trong tương lai.

Có hai loại vắc-xin ngừa bệnh sởi:

  • Loại thứ nhất là vắc-xin kết hợp sởi, quai bị và rubella (sởi Đức) – thường được gọi là vắc-xin MMR.
  • Loại thứ hai (xuất hiện vào tháng 7/2013) là vắc-xin kết hợp sởi, quai bị, rubella và varicella (bệnh thủy đậu) – thường được gọi là vắc-xin MMRV.

Tiêm vắc-xin theo từng độ tuổi:

  • Trẻ em 12 tháng tuổi – liều vắc-xin sởi đầu tiên được tiêm dưới dạng vắc-xin kết hợp MMR.
  • Trẻ em 18 tháng tuổi – liều vắc-xin sởi thứ hai được tiêm dưới dạng vắc-xin kết hợp MMRV.
  • Tất cả trẻ em dưới 10 tuổi được tiêm chủng phòng ngừa bệnh sởi miễn phí.
  • Phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc sau khi sinh con – hai liều MMR được dùng cho những phụ nữ có khả năng miễn dịch thấp hoặc không có miễn dịch với rubella.
  • Hai liều MMR nên được tiêm cách nhau tối thiểu 28 ngày.

Lưu ý: Vắc-xin MMRV không được khuyến cáo cho người từ 14 tuổi trở lên.

Người nào không nên tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi?

Không phải ai cũng có thể tiêm vắc-xin phòng sởi. Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch không nên tiêm phòng.

Một số nguyên nhân có thể gây suy giảm miễn dịch bao gồm:

  • Nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hoặc sự hiện diện của hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) do nhiễm HIV
  • Đang dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid liều cao
  • Đang được điều trị ức chế miễn dịch bao gồm hóa trị hoặc xạ trị
  • Mắc một số loại ung thư, như bệnh Hodgkin hoặc bệnh bạch cầu
  • Bị suy giảm miễn dịch với nồng độ kháng thể cực thấp (hạ đường huyết, đa u tủy hoặc bệnh bạch cầu lymphoblastic mạn tính).

Nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu, hãy nói chuyện với bác sĩ về những lựa chọn thay thế khác. Ngoài ra, bạn cũng không nên tiêm vắc-xin MMR nếu bạn đang mang thai. Vắc-xin MMRV phòng ngừa sởi không được khuyến cáo cho người từ 14 tuổi trở lên.

Nét Bút Tri Ân

Related posts

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi thường bị bỏ qua

admin

Những điều cần biết về lạc nội mạc trong cơ tử cung

admin

Dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm mà nhiều người không biết

admin

Leave a Comment

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor
cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor