Mục lục bài viết
- 1 Những Ai Không Nên Ăn Tỏi Đen
- 1.1 Những người có vấn đề về mắt, thị lực yếu
- 1.2 Người bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa
- 1.3 Người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém
- 1.4 Người đang bị tiêu chảy
- 1.5 Người mắc bệnh về gan
- 1.6 Người bị bệnh thận
- 1.7 Người bị bệnh huyết áp thấp
- 1.8 Những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh nghiêm trọng.
- 1.9 Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi
- 2 Một Số Kiến Thức Nên Đọc Về Tỏi Đen
Tỏi đen được dân gian ví là “thần dược”, bởi nó rất tốt cho sức khoẻ của con người. Nếu ăn tỏi đen đúng cách giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh sau: bệnh cảm cúm, tim mạch, đặc biệt là kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, việc sử dụng tỏi đen không phải là tốt trong tất cả các trường hợp. Bạn nên chú ý tránh một số các bệnh không nên sử dụng tỏi đen vì có thể gây hại đến sức khỏe. Cùng tham khảo về bài viết dưới đây để biết được những người nào không nên ăn tỏi đen.
Những Ai Không Nên Ăn Tỏi Đen
Đối với cơ địa của từng người, tỏi đen sẽ có các phản ứng khác nhau. Không thể phủ nhận những công dụng tốt mà tỏi đen mang lại trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các loại bệnh, nhưng trong nhiều trường hợp thì việc sử dụng tỏi đen là điều nên tránh, nếu sử dụng chúng sẽ gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.
Sau đây, caythuocdangian.com sẽ giúp bạn sử dụng tỏi đen một cách hợp lý và cung cấp cho bạn thông tin về 9 trường hợp không nên ăn tỏi đen để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe nhé.
Những người có vấn đề về mắt, thị lực yếu
Theo các thầy thuốc Đông Y, trong tỏi đen có các thành phần kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt. Vì thế, đối với những người thị lực yếu, mắc các bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ,… thì việc sử dụng tỏi đen là điều cần hạn chế.
Ngoài ra, để quá trình điều trị được hiệu quả thì những người bị cận thị hoặc các bệnh về mắt khác đang được điều trị bằng thuốc Đông Y nên tránh ăn tỏi đen trong thời gian này.
Người bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa
Không phải lúc nào tỏi đen cũng phù hợp với cơ địa của tất cả mọi người. Nếu sau khi ăn mà thấy xuất hiện các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi, dạ dày khó chịu hay nổi các mẩn ngứa.. thì có thể cơ thể của bạn đã bị dị ứng với tỏi đen. Trong trường hợp này, bạn nên ngưng việc ăn tỏi, và tốt nhất là không nên sử dụng nó để tránh trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém
Trong cuốn “thảo mộc tòng tâm” của Trung Hoa đã chỉ rõ: trong tỏi có vị cay, nóng, đặc biệt có độc, khiến cơ thể sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí, hao máu. Đối với những cơ thể bị suy yếu, nóng trong thì không nên ăn.
Mặc dù tỏi đen rất tốt cho cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh, giải độc nhưng nếu ăn nhiều sẽ làm tan khí huyết, sinh nóng, sinh đờm, phát nhiệt, đặc biệt với những người có sức khỏe yếu thì tốt nhất không nên ăn tỏi đen.
Người đang bị tiêu chảy
Nếu bạn đang bị tiêu chảy thì không nên ăn tỏi đen. Bởi vì, khi bị tiêu chảy, thành viêm mạc ruột bị viêm cục bộ, mạch máu đã bị tự giãn mạch, sưng đỏ, xuất huyết, tăng cường sự thẩm thấu; các protein, kali, natri, canxi, clo, chất điện giải trong đường ruột sẽ trở thành phân lỏng trôi vào ruột.
Nếu khi bị bệnh, bạn vẫn tiếp tục ăn tỏi đen, thì chất allicin có trong tỏi đen làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn đến tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn và gây nên các biến chứng không mong muốn. Bên cạnh đó, có thể gây kích ứng ruột, gây phù nề và thúc đẩy sự rò rỉ, khiến bệnh tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.
Người mắc bệnh về gan
Tỏi đen không những giúp phòng ngừa các bệnh về gan mà còn có tác dụng điều trị về bệnh gan. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm đối với những người đã và đang mắc các căn bệnh như viêm gan, viêm gan virus, nóng gan,…
Theo danh y nổi tiếng Trung Quốc – Lý Thời Trân cho biết: “Tỏi ăn lâu ngày sẽ tổn thương gan”. Vì vậy tránh sử dụng tỏi đen lâu ngày. Hơn thế nữa, ăn tỏi đen gây kích thích dạ dày và ruột rất mạnh, ức chế tiết dịch vị làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa; do đó mà gan cũng hoạt động nhiều hơn gấp bội. Điều này sẽ không tốt cho những người bị bệnh gan.
Và đặc biệt, các thành phần dễ bay hơi của tỏi có thể gây giảm nồng độ hemoglobin và chất protein có trong máu, do đó gây thiếu máu, gây hại cho những người điều trị bệnh gan.
Người bị bệnh thận
Đối với những người đang bị bệnh thận hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh thận thì không nên dùng tỏi đen, vì tỏi đen khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng với thuốc điều trị bệnh thận, làm giảm tác dụng của thuốc, và đặc biệt gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Người bị bệnh huyết áp thấp
Đối với những người bị bệnh cao huyết áp thì việc sử dụng tỏi đen rất tốt cho cơ thể, do tác dụng của tỏi đen là làm giảm huyết áp. Do đó, với những người mắc bệnh huyết áp thấp, nếu sử dụng tỏi đen sẽ không tốt, thậm chí là gây biến chứng cho sức khỏe.
Những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh nghiêm trọng.
Khi đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS… thì bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng tỏi đen. Vì nếu sử dụng tỏi đen trong trường hợp này không những làm giảm hiệu quả điều trị bệnh của thuốc mà còn tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi
Nếu bạn đang mang thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng để có được lời khuyên đúng đắn về việc bổ sung hàm lượng tỏi đen vào cơ thể.
Tỏi đen rất tốt cho trẻ em, tuy nhiên chỉ nên cho bé từ 2 tuổi trở lên sử dụng tỏi đen thôi nhé bạn.
Một Số Kiến Thức Nên Đọc Về Tỏi Đen
Sự thật về tỏi đen
Tỏi trắng sau khi được lên men, trong điều kiện nghiêm ngặt của nhiệt độ (60OC đến 90OC), độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ và thời gian thì hình thành nên tỏi đen. Điều đặc biệt là quá trình lên men này diễn ra khá dài, kéo dài từ 1 đến 2 tháng (tương đương từ 30 đến 60 ngày). Do đó, tỏi đen được lên men từ tỏi trắng và có hàm lượng các hoạt chất tăng gấp bội so với việc sử dụng tỏi trắng.
Do được lên men từ tỏi trắng nên tỏi đen cũng có các thành phần chính là alliin, hợp chất này dễ bị enzim alliinayse thuỷ phân thành allicin. Đối với tỏi đen, do có quá trình lên men nên hàm lượng các hoạt chất đã tăng lên rất nhiều lần như các hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructoze, đặc biệt hàm lượng S-allyl-L-cystein (SAC) tăng lên gấp 4 – 5 lần so với tỏi thường.
Tỏi đen do quá trình lên men nên các mùi hôi và hăng vốn có trong tỏi trắng bị biến mất. Hơn thế nữa, tỏi đen còn có vị ngọt, dẻo, khi bóc không bị dính tay. Vì thế, bạn hoàn toàn dễ dàng thưởng thức thực phẩm này mỗi ngày để tăng cường sức khỏe mà không sợ bị hôi miệng, vấn đề khá nhạy cảm, bất tiện khiến nhiều bạn sợ không dám ăn tỏi, dù biết chúng rất tốt cho sức khỏe.
Ăn tỏi đen giúp ích gì cho sức khỏe
Mọi người thường biết đến tỏi đen bởi nó là một loại thuốc quý được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Nhưng không phải ai cũng biết rõ công dụng của nó:
- Đối với một vận động viên hay một người thường phải làm các công việc nặng nhọc, dễ bị tổn thương, thì tỏi đen là một vị thuốc không thể thiếu. Khi sử dụng tỏi đen hàng ngày sẽ có tác dụng phục hồi tổn thương cơ bắp, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể cảm thấy khỏe mạnh hơn, chống mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, giúp giấc ngủ ngon hơn, chức năng tuyến tiền liệt và các chức năng khác được cải thiện rõ rệt.
- Theo nghiên cứu, hiện nay có trên 80 bệnh lý khác nhau liên quan đến gốc tự do. Khi sử dụng tỏi đen hàng ngày sẽ giúp thu dọn gốc tự do có trong cơ thể rất mạnh, ngăn ngừa nhiều loại bệnh khác nhau. Đây là một dược liệu dùng để phòng bệnh rất tốt được người dân tin dùng.
- Đối với các trường hợp phải tiếp xúc với các chất độc hại, phơi nhiễm các chất phóng xạ hàng ngày; các bệnh nhân bị viêm gan, xơ gan,… việc sử dụng tỏi đen thường xuyên sẽ có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan.
- Cũng giống như tỏi trắng, tỏi đen có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch. Do đó, tỏi đen thường được sử dụng trong trường hợp người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt hoặc người bị suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc chiếu xạ. Đặc biệt, khi bị bệnh cúm, người bệnh sử dụng tỏi đen sẽ giúp cho cơ thể phục hồi nhanh chóng, khỏe mạnh trở lại.
- Tỏi đen được nhiều người biết đến, sử dụng, là một vị thuốc giúp ngăn ngừa, ức chế một số tế bào ung thư như: ung thư vú (thường xảy ra ở phụ nữ), ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, và một số tế bào ung thư khác.
- Đối với những người béo, bị bệnh mỡ máu thì việc sử dụng tỏi đen thường xuyên cực kì quan trọng. Bên cạnh việc tập thể dục hàng ngày, thì những người này nên ăn tỏi đen để hạ cholesterol có trong máu, giảm mỡ máu, tăng HDL-cholesterol, điều hòa đường huyết, tốt cho hệ tim mạch.
Hãy sử dụng tỏi đen theo đúng khoa học
Theo các chuyên gia của bác sĩ, mỗi ngày bạn nên ăn 3-5 gam tỏi đen (tương đương 1-3 củ cô đơn). Để phát huy tác dụng bạn nên nhai kỹ cũng như không nên ăn quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng xấu và tác dụng phụ.
- Ăn trực tiếp
Hàng ngày, ăn trực tiếp hai đến ba tỏi đen cô đơn đối với cơ thể khỏe mạnh, và 1 đến 2 củ tỏi đối với người già để phát huy tối đa công dụng của tỏi đen. Bạn nên ăn tỏi đen riêng, không nên ăn chúng cùng với các gia vị, bởi nó có thể phản ứng với gia vị, gây các tác dụng phụ xấu không mong muốn.
- Ngâm rượu với tỏi đen
Bạn nên sử dụng nếp nguyên chất không có cồn ngâm với tỏi đen sẽ phát huy tác dụng hiệu quả. Mỗi ngày, nên uống chúng ít nhất một lần, và mỗi lần là 50ml.
- Ngâm với mật ong.
Tỏi đen khi ngâm với mật ong sẽ rất tốt cho sức khỏe và còn giúp chúng ta dễ dàng sử dụng nữa, bởi vị ngọt, thơm ngậy của mật ong rất kích thích đường ruột, tạo cảm giác dễ ăn hơn. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đây là biện pháp được các bà mẹ chuyên dùng khi các bé mắc bệnh do thay đổi thời tiết.
- Ép lấy nước
Có nhiều người sẽ không ăn tỏi đen trực tiếp được, vì thế việc ép tỏi đen lấy nước ấm hòa vào, rồi vớt bã ra; lấy nước tỏi đen uống sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc ăn tỏi đen trực tiếp. Đây cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng hàng ngày.
- Nấu ăn
Bạn sử dụng tỏi đen giống như một món gia vị, ăn kèm với các thực phẩm khác giúp việc sử dụng chúng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đây là phương pháp mà ít người sử dụng nhất bởi nếu sử dụng như vậy, sẽ ít hiệu quả hơn, việc hấp thụ các chất có trong tỏi đen sẽ bị giảm đi.
Từ các phân tích trên, ta có thể thấy rằng, tỏi đen rất tốt cho sức khỏe của mỗi cơ thể con người. Vì vậy, ăn một củ tỏi đen mỗi ngày là cách hiệu quả tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình; tuy nhiên bạn nên nhớ khi gặp 9 trường hợp trên thì hãy ngưng việc ăn tỏi đen nhé. Caythuocdangian.com hy vọng cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết này!