Bệnh tật

Xuất huyết não là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị xuất huyết não

Xuất huyết não xảy ra khi máu đột nhiên rò rỉ trong não, gây tổn thương mô não. Đây là một trường hợp khẩn cấp có thể đe dọa đến tính mạng, do đó, người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức!

Xuất huyết não là gì?

Xuất huyết não (tiếng Anh: brain haemorrhage), chảy máu não hay xuất huyết nội sọ xảy ra khi mạch máu não bị vỡ làm tràn máu trong mô não dẫn đến đột quỵ nên còn được gọi là đột quỵ xuất huyết não.

Lượng máu dư thừa trong não gây ra áp lực có thể làm tổn thương các tế bào não. Trong trường hợp máu tích tụ quá nhanh, một người có thể tử vong.

Não được bao bọc bên trong hộp sọ. Nếu xuất hiện rò rỉ máu thì não sẽ bị nén lại do áp lực máu tụ và có thể làm hỏng các vùng trong não. Khi não bị nén thì các mạch máu dẫn oxy không thể chảy vào mô não, thiếu oxy sẽ dẫn đến sưng não hay phù não.

Máu gộp lại thành một khối gọi là tụ máu não. Áp suất tạo ra do oxy giảm có thể giết chết các tế bào não. Vì vậy, xuất huyết não là một tình trạng sức khỏe đe dọa tính mạng và điều quan trọng là phải được điều trị y tế ngay lập tức!

Xuất huyết não có thể xảy ra ở vài vùng khác nhau của não. Các vị trí phổ biến nhất bao gồm:

  • Hạch nền
  • Tiểu não
  • Thân não
  • Vỏ não

Một số triệu chứng ban đầu có thể bao gồm:

  • Mệt mõi
  • Tê liệt một phần cơ thể
  • Đau đầu
  • Nhầm lẫn trong giao tiếp

Đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm, một người có triệu chứng xuất huyết não nên được sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Điều trị chảy máu não liên quan đến một phản ứng nhanh để ngăn chặn chảy máu và giúp lượng máu rò rỉ thoát ra khỏi não. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng và vị trí xuất huyết nằm trong não, một người có thể được yêu cầu chăm sóc dài hạn.

Nguyên nhân gây xuất huyết não

Xuất huyết não có thể xảy ra với bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những người mắc bệnh cao huyết áp có nguy cơ bị xuất huyết não nhiều hơn người bình thường.

Một người bị cao huyết áp mà chưa được phát hiện hoặc không được điều trị là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chảy máu não.

Nhiều người không biết họ bị huyết áp cao vì nó thường không có triệu chứng rõ ràng, và không được chẩn đoán cho đến khi họ đến bệnh viện vì những tình trạng sức khỏe khác.

Đối với những người trẻ tuổi, những người béo phì bị cao huyết áp với các mạch máu bất thường trong não có thể gây xuất huyết nội sọ.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra xuất huyết não:

  • Chấn thương đầu
  • U não
  • Sử dụng chất làm loãng máu
  • Phình động mạch não bị vỡ
  • Vấn đề với đông máu
  • Lạm dụng thuốc
  • Rối loạn máu, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Bệnh gan

Tác động của xuất huyết não thay đổi theo các nhóm tuổi khác nhau nhưng thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Nguy cơ xuất huyết não của một người có thể gia tăng khi họ già đi, đặc biệt khi bệnh cao huyết áp thường gặp ở người lớn tuổi.

Hầu hết các tình trạng chảy máu não đột nhiên xảy ra ở trẻ em là do bất thường trong mạch máu. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm bệnh về máu, u não, nhiễm trùng huyết hoặc lạm dụng thuốc. Theo một nghiên cứu, chấn thương là nguyên nhân thường gặp nhất của xuất huyết não, tiếp theo là rối loạn chảy máu.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, xuất huyết não ít có khả năng nhưng có thể xảy ra. Ở trẻ sơ sinh, xuất huyết não xảy ra do chấn thương khi sinh hoặc chấn thương từ trong bụng mẹ. Trẻ em thường phục hồi tốt hơn so với người lớn vì não của chúng vẫn đang phát triển.

Những người có nguy cơ bị xuất huyết não

Dựa trên bệnh lý, giới tính và thói quen sống, nhóm người có nguy cơ bị xuất huyết não bao gồm:

  • Bệnh lý: Tăng huyết áp động mạch, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, tăng liqid máu, có tiển sử đột quỵ.
  • Thói quen sống: Béo phì, hút thuốc lá, nghiện rượu bia, lười vận động và ít tập thể dục.
  • Giới tính và chủng tộc: Nam giới có tỷ lệ bị xuất huyết não cao hơn nữ giới. Người Nhật và người Mỹ gốc phi có tỷ lệ bị xuất huyết não cao hơn các chủng tộc khác.

Bệnh xuất huyết não cực kỳ nguy hiểm và có thể xảy ra với bất kỳ ai dù đang ở độ tuổi nào. Nếu bạn đang mắc các bệnh lý kể trên, hãy tuân thủ điều trị của bác sĩ nhằm giảm nguy cơ bị xuất huyết não và các biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài ra, thực hiện lối sống lành mạnh là cách ngăn ngừa các bệnh tai biến hiệu quả nhất.

Triệu chứng của xuất huyết não

Có nhiều triệu chứng tiềm ẩn của xuất huyết não, một trong số chúng có vẻ tương đối vô hại, chẳng hạn như đau đầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết một số dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nhất. Những triệu chứng này có thể bao gồm:

Lẫn lộn, khó hiểu người khác và mất kiểm soát cơ thể là các triệu chứng phổ biến của xuất huyết não. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau đầu dữ dội
  • Nói nhảm
  • Đột nhiên mất khả năng viết hoặc đọc
  • Ngứa ran, yếu ở một cánh tay, chân hoặc một bên mặt
  • Mê sảng
  • Co giật
  • Mất ý thức
  • Cực kỳ mệt mỏi
  • Cảm thấy buồn nôn
  • Chóng mặt hay mất thăng bằng
  • Có vấn đề về thị lực ở một hoặc cả hai mắt

Nếu một người gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, họ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Chảy máu não là một trường hợp nguy cấp có thể đe dọa đến tính mạng.

Người bị xuất huyết não sau khi được điều trị giữ lại mạng sống thì có nguy cơ găp các biến chứng sau đây:

  • Liệt nửa người
  • Rối loạn tâm lý
  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Rối loạn nhận thức
  • Rối loạn hô hấp
  • Khó nhai, khó nuốt
  • Khó khăn trong di chuyển, làm việc hay vệ sinh cá nhân

Ngoài những vấn đề kể trên, người bệnh xuất huyết não còn phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào trong suốt quãng đời còn lại.

Chẩn đoán

Có nhiều loại xuất huyết não và chúng phụ thuộc vào khu vực bị chảy máu:

  • Xuất huyết nội sọ: Chảy máu xảy ra bên trong não
  • Xuất huyết dưới màng não: Chảy máu giữa não và màng bao phủ
  • Tụ máu dưới màng cứng: Khối máu đông hình thành trong khoang dưới màng cứng
  • Tụ máu ngoài màng cứng: Khối máu tụ nằm giữa mặt trong xương sọ và mặt ngoài màng cứng

Chẩn đoán xuất huyết não có thể khó khăn vì một số bệnh nhân không phải lúc nào cũng có dấu hiệu rõ ràng. Các bác sĩ phải thực hiện các xét nghiệm để xem chính xác vị trí chảy máu trong não.

Bác sĩ sẽ kiểm tra các tổn thương não bằng cách sử dụng phương pháp chụp CT hoặc MRI để xem có chảy máu hay không và tìm nguyên nhân. Họ cũng dùng các xét nghiệm hình ảnh này để xác định xem người đó có triệu chứng của xuất huyết não hay từ một tình trạng khác, chẳng hạn như đột quỵ.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng chụp X quang để tìm những bất thường trong các tế bào máu của người bệnh. Chụp X quang sử dụng tia X để quan sát mạch máu.

Cuối cùng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để giúp xác định các nguyên nhân tiềm ẩn khác, bao gồm các bệnh tự miễn dịch hoặc các vấn đề về đông máu.

Phương pháp điều trị xuất huyết não

Có 2 phương pháp điều trị cho xuất huyết não đó là ngay lập tức và dài hạn. Nói chung, một người sẽ có kết quả tốt hơn nếu họ được điều trị trong vòng 3 giờ sau khi bị chảy máu não.

Người đang trong tình trạng chảy máu não mà không điều trị kịp thời sẽ có nhiều khả năng họ sẽ trải qua những biến chứng nghiêm trọng, kể cả tử vong.

Điều trị ngay lập tức cho xuất huyết não bao gồm việc kiểm soát huyết áp và xử lý rò rỉ máu. Đôi khi bệnh nhân được yêu cầu phẫu thuật. Trong khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ loại bỏ cục máu đông, sửa chữa các mạch máu bị vỡ và giảm áp lực lên não.

Bệnh nhân cũng cần thuốc để điều trị các triệu chứng tức thời, chẳng hạn như nhức đầu và tăng huyết áp. Bác sĩ cũng sẽ kê toa thuốc chống động kinh, có thể dùng trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Để điều trị xuất huyết não dài hạn, người bệnh sẽ được dùng thuốc để kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ xuất huyết trong tương lai.

Các điều trị bổ sung sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương não. Vật lý trị liệu có thể được yêu cầu để giúp người bệnh lấy lại kiểm soát cơ bắp, hồi phục chức năng và giảm sự phụ thuộc vào người khác. Liệu pháp ngôn ngữ có thể được yêu cầu để cho phép một người lấy lại khả năng giao tiếp với người khác.

Cách phòng ngừa xuất huyết não

Một người có thể phòng ngừa xuất huyết não bằng cách:

  • Kiểm soát bệnh tiểu đường
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Quản lý và điều trị bệnh tim
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Điều trị huyết áp cao
  • Luôn đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông hoặc làm việc tại các công trường

Nhiều ca xuất huyết não là do chấn thương não. Do đó, điều quan trọng cần làm là bảo vệ bộ não của mình. Đeo dây an toàn trong xe hơi, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp hoặc xe máy là những cách dễ dàng để bảo vệ khu vực đầu.

Những người bị xuất huyết não hoặc đột quỵ có nhiều khả năng mắc các bệnh khác trong tương lai. Thay đổi lối sống có thể giúp một cá nhân giảm nguy cơ hoặc ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Những người bị huyết áp cao cần phải thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp của mình. Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ hàng đầu trên thế giới. Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Các chất nicotine và carbon dioxide gây thiệt hại cho hệ thống tim mạch.

Những người mắc bệnh tiểu đường cần đảm bảo lượng đường trong máu của họ ở mức cho phép. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường cũng có huyết áp cao, dư cholesterol và thừa cân, đó là tất cả các yếu tố nguy cơ đột quỵ.

Một số thay đổi quan trọng nhất có thể giúp giảm nguy cơ chảy máu não liên quan đến chế độ ăn uống và tập thể dục. Người bệnh nên cố gắng ăn các loại thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe của tim và não.

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol có thể làm tăng mức cholesterol trong máu. Chế độ ăn nhiều calo cũng có thể dẫn đến béo phì. Trọng lượng cơ thể dư thừa có thể góp phần làm tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.

Mọi người nên cố gắng di chuyển và duy trì hoạt động thường ngày. Hoạt động thể chất không chỉ giúp chúng ta giảm cân, trao đổi chất mà còn có thể góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ xuất huyết não.

Cách sơ cứu người bị đột quỵ

Nếu bạn gặp ai đó đang bị đột quỵ thì nên chuyển họ ngay đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Nếu nhà ở xa hoặc không có phương tiện thì bạn phải gọi ngay số 115 để thông báo tình trạng khẩn cấp.

Trong thời gian chờ xe của bệnh viện, người nhà bệnh nhân không được tự ý cho uống thuốc, nước chanh hay bất kỳ thực phẩm nào khác theo mẹo dân gian.

Người nhà nên lấy khăn sạch lau bớt đờm trong miệng rồi để người bệnh nằm nghiêng về bên lành, và nâng đầu trên gối thấp nhằm tránh tình trạng nuốt lưỡi gây tắt nghẽn đường thở. Nếu bệnh nhân đột quỵ hôn mê sâu và nhịp tim yếu thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực để kích hoạt tim đập trở lại.

Sự khác nhau giữa xuất huyết não và nhồi máu não

Xuất huyết não và nhồi máu não là 2 dạng của đột quỵ não. Hội chứng được đặc trưng bởi sự mất đột ngột của các chức năng não khiến oxy và chất dinh dưỡng không thể dẫn lên não làm chết tế bào não. Nếu chứng đột quỵ não kéo dài quá 24 giờ thì người bệnh có nguy cơ bị tử vong rất cao.

Dù gọi chung là đột quỵ não hay tai biến mạch máu não nhưng xuất huyết não và nhồi máu não có nhiều điểm khác biệt.

Xuất huyết não (chảy máu não – tiếng Anh: brain haemorrhage): Chiếm khoảng 15% các ca đột quỵ nhưng tỷ lệ tử vong hoặc tàn phế rất cao. Tình trạng này xảy ra khi thành động mạch bị vỡ khiến máu chảy vào trong hoặc xung quanh nhu mô não, chảy máu màng não.

Nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ – tiếng Anh: cerebral infarction): Nhồi máu não chiếm khoảng 85% các ca đột quỵ nhưng có thể chữa khỏi nếu điều trị kịp thời. Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, huyết khối, hẹp xơ vữa động mạch khiến máu không lên não và gây hoại tử và thiếu máu não.

Nét Bút Tri Ân – Theo: medicalnewstoday.com

Ảnh: scienceRF

Related posts

Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú

admin

Chảy máu cam là gì? Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

admin

Đa nhân cách là gì? Căn bệnh tâm thần được gọi là “ma nhập”

admin

Leave a Comment

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor
cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor