Mục lục bài viết
- 1 Mụn trứng cá là gì?
- 2 Nguyên nhân nào gây mụn trứng cá?
- 3 Có bao nhiêu loại mụn trứng cá?
- 4 Triệu chứng của mụn trứng cá là gì?
- 5 Làm thế nào để điều trị mụn trứng cá?
- 6 Làm thế nào để xử lý vết thâm do mụn trứng cá gây ra?
- 7 Một số quan niệm sai lầm về mụn trứng cá
- 8 Mụn xuất hiện toàn thân có phải là một bệnh lý khác?
Mụn trứng cá là một loại bệnh rất phổ biến, hầu hết những ai đã qua tuổi dậy thì đều gặp phải căn bệnh da tổn tương này, nhưng thật may là nó không gây nguy hiểm. Về mặt sinh học thì ảnh hưởng của nó không đáng ngại nhưng về phương diện tâm lý, nó gây ra trở ngại to lớn cho những ai thường xuyên giao tiếp cộng đồng.
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá (tiếng Anh: acne) là một tình trạng da tổn thương xảy ra phổ biến khi các nang lông và tuyến bã bị tắc nghẽn, khiến cho bã nhờn tích tụ dưới da. Khi hỗn hợp vi khuẩn, bã nhờn, tóc và các tế bào chết bắt đầu phân hủy, một tổn thương nhỏ hình thành bên dưới hoặc bề mặt da khiến vùng da bị đỏ, đau và sưng tấy.
Ở Mỹ, mụn trứng cá là một bệnh rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm. Mặc dù nó thường được mô tả như là một tình trạng “bệnh của thiếu niên” và xảy ra chủ yếu trong giai đoạn dậy thì. Trên thực tế, mụn có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là từ 12 đến 25.
Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng mụn trứng cá là một tình trạng da phức tạp thường bị hiểu nhầm. Tùy thuộc vào sự tồn tại của vi khuẩn gây ra nó, mụn sẽ có một số hình thức khác nhau, và mỗi loại có một cách tiếp cận điều trị khác nhau.
Một vấn đề quan trọng đối với những người đang điều trị mụn trứng cá phải biết là tình trạng da này là rất phổ biến. Trung bình thì có 4 trong số 5 người bị nổi mụn và 85% những người dưới 30 tuổi cho biết, mụn xuất hiện thường xuyên theo từng thời điểm.
Mụn trứng cá có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới nhưng mức độ khác nhau. Mụn thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 14 và nặng nhất vào 19 tuổi. Ở phụ nữ, mụn trứng cá cũng có thể xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và đến năm 40 tuổi.
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, người dân ở Mỹ chi hơn 3 tỷ USD mỗi năm để điều trị mụn trứng cá, đặc biệt là các sản phẩm dưỡng da và chống mụn. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ trong số họ biết rằng, mụn trứng cá không thể chữa trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát mức độ ảnh hưởng.
Trong những năm vừa qua, các nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần cho biết, ảnh hưởng tâm lý mà mụn trứng cá gây ra là rất nghiêm trọng: Tình trạng da tưởng như vô hại này lại có thể gây tổn thương tâm lý sâu sắc, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. Một điều đáng lo ngại là 95% những người đang đối phó với mụn thú nhận, nó khiến họ cảm thấy chán nản và mặc cảm. Trong khi đó, 15% nói rằng, mụn làm cho họ có ý nghĩ tự tử.
Nguyên nhân nào gây mụn trứng cá?
Nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá vẫn chưa được xác định, và các bác sĩ da liễu vẫn chưa hiểu tại sao việc tắc nghẽn nang lông lại xảy ra ngay cả với những người vui vẻ, không căng thẳng hay làm việc quá mức. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại đã đưa ra một số nguyên nhân tiềm năng:
- Các yếu tố di truyền
- Các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức
- Mất cân bằng hoóc môn
- Chấn thương, căng thẳng hoặc sang chấn tâm lý
- Thiếu vitamin D
- Dị ứng với một số loại thuốc
- Trong thời gian hành kinh
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá cũng được cho là do một số loại thực phẩm nhất định, nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng nào được nêu ra. Thực phẩm gây ra mụn trứng cá có thể bao gồm: Bánh kẹo, bánh mì, gia vị nóng-cay, caffein và thức ăn nhanh. Tuy nhiên, việc cắt bỏ những thực phẩm này không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa mụn trứng cá xuất hiện.
Có bao nhiêu loại mụn trứng cá?
Không phải tất cả các loại mụn trứng cá đều biểu hiện theo cùng một cách. Trên thực tế, bệnh nhân có thể trải nghiệm những mức độ khó chịu khác nhau, phụ thuộc vào loại mụn mà họ đang gặp phải. Các bác sĩ da liễu phân ra 2 loại mụn trứng cá chính:
1. Mụn trứng cá không gây viêm, có thể là đầu trắng hoặc đầu đen.
- Mụn đầu trắng (Whiteheads): Là những đốm nhỏ màu trắng nằm dưới bề mặt da. Chúng chứa bã nhờn và vi khuẩn làm cho da trở nên gập ghềnh.
- Mụn đầu đen (Blackheads): Trái ngược với các nhầm lẫn trước đây, mụn đầu đen không gây viêm, nó được hình thành khi tế bào chết, bã nhờn…phản ứng oxy hóa tạo nên các hạt hắc sắc tố melanin. Mụn đầu đen không thể rửa sạch bằng nước.
2. Mụn trứng cá viêm xuất hiện khi mụn không viêm bị vỡ, thường là do việc nặn mụn. Điều này gây ra tổn thương da, có thể biểu hiện qua các hình thức khác nhau:
- Mụn dưới da (Papule): Là những nhân trứng cá bị viêm tạo thành những điểm màu đỏ hoặc hồng trên bề mặt da. Loại mụn này có thể gây đau khi chạm vào. Nặn mụn có thể làm tình trạng viêm tệ hơn và có thể để lại sẹo.
- Mụn mủ (Pustule): Mụn mủ trông giống như mụn đầu trắng với một vòng đỏ bao quanh. Thường được gọi là mụn nhọt, đây là một vết thương có chứa chất dịch màu vàng hoặc trắng bên trong.
- Nốt (Nodules): Nốt sưng to dưới da lên đến bề mặt. Nốt nên được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu.
- U nang (Cyst): Gây đau nhứt và có chứa mủ. Rất lâu để có thể chữa lành và thường gây ra mụn trứng cá nặng.
Triệu chứng của mụn trứng cá là gì?
Các triệu chứng mụn trứng cá khá rõ ràng và thường được nhận thấy ngay khi nó bắt đầu hình thành, thậm chí đôi khi chỉ vài giờ trước đó. Không có các triệu chứng khác ngoài việc da tổn thương gây ra bởi mụn viêm hoặc không viêm.
Mụn trứng cá có thể được chẩn đoán chính xác, nhưng chẩn đoán chuyên nghiệp chỉ được yêu cầu khi các phương pháp điều trị tại nhà không tiến triển tốt, hoặc để xác định các loại bệnh khác có triệu chứng tương tự. Sau đây là một số bệnh về da có thể bị nhầm lẫn với mụn trứng cá:
- Chứng đỏ mặt (Rosacea) có thể bị nhầm lẫn với mụn bởi vì nó gây đỏ, đặc biệt là ở giữa mặt, các mạch máu giãn và thậm chí là da bị sưng.
- Một số phản ứng dị ứng bao gồm các mảng đỏ và da sưng giống như mụn nhọt. Tuy nhiên, không giống như mụn trứng cá, dị ứng gây ngứa ngáy khó chịu.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng (Contact dermatitis) dẫn đến da tổn thương và mụn trứng cá.
- Ung thư tế bào đáy (Basal cell carcinoma) là một khối u ung thư giống như một mụn đỏ lớn. Các khối u sẽ bắt đầu như những vết sưng nhỏ, thường là trên mũi, má. Nếu bạn đã có một u nang trong nhiều tháng, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên gia.
Làm thế nào để điều trị mụn trứng cá?
Phương pháp điều trị mụn trứng cá phụ thuộc vào loại mụn (viêm hoặc không viêm) và mức độ nghiêm trọng của nó. Hơn nữa, việc điều trị mụn thường là vấn đề thử nghiệm, vì một số bệnh nhân không dung nạp được tất cả các phương pháp điều trị.
Đối với những người bị mụn trứng cá nhẹ, bệnh nhân không cần các phương pháp điều trị mạnh hơn hoặc chỉ đơn giản là một cách để bổ sung thuốc để hạn chế tình trạng mụn. Chăm sóc cho làn da bị mụn trứng cá bao gồm rửa mặt, dưỡng ẩm, gel, điều trị tại chỗ, mặt nạ với các thành phần hoạt tính như:
- Axit Azelaic: Làm giảm sản sinh bã nhờn và chống lại các vi khuẩn gây mụn.
- Salicylic acid: Làm sạch tế bào chết, chống viêm và được khuyến cáo dùng cho mụn đầu đen và đầu trắng
- Benzoyl peroxide: Chống lại vi khuẩn gây ra mụn trứng cá, giữ sản sinh chất nhờn trong mức độ cho phép và tăng tốc độ hồi phục da.
- Retin-A: Thành phần chống lão hóa giúp ngăn chặn tắc nghẽn lỗ chân lông và tăng tốc độ trao đổi tế bào.
Đây là tất cả các thành phần điều trị mụn trứng cá và các loại mụn khác một cách hiệu quả. Tác dụng phụ như đỏ, sạm và thậm chí tẩy da là phổ biến, đó là lý do tại sao người bệnh nên bắt đầu với một nồng độ nhỏ hơn của thành phần hoạt chất và tăng dần dần để da có thể thích nghi.
Khi thử một quy trình chăm sóc da bị mụn trứng cá, bệnh nhân cần phải siêng năng và áp dụng các sản phẩm được đề nghị trong ít nhất một tháng, vì chúng cần thời gian để làm việc. Nếu không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt sau thời gian này, thì bác sĩ da liễu sẽ gợi ý cho bạn một cách tiếp cận khác.
Thuốc kháng sinh có thể được kê toa dành cho những bệnh nhân nổi mụn ở mức độ vừa phải hoặc nghiêm trọng, để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây mụn trứng cá. Liều dùng sẽ cao ở lần đầu tiên và sau đó giảm dần khi da bắt đầu hồi phục.
Thuốc dạng tiêm dùng điều trị mụn trứng cá là một giải pháp lâu dài, được kê toa khi mụn trứng cá bị gây ra bởi các tuyến bã hoạt động quá mức. Bệnh nhân cần được tư vấn kỹ bởi những loại thuốc này có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ bị chứng đau nửa đầu hoặc đông máu.
- Tiêm Corticosteroid có thể được dùng để làm giảm mụn nhọt nặng nề và sưng tấy.
- Retinoids, tretinoin tazarotene là các dẫn xuất vitamin A làm cho lỗ chân lông không bị rò, chống lão hóa da và ngăn ngừa chứng mụn đầu trắng và đầu đen.
- Isotretinoin thuộc nhóm Retinoid, là một dạng thuốc mạnh chỉ được khuyến cáo đối với những bệnh nhân bị mụn trứng cá nghiêm trọng, những người không phù hợp với các phương pháp điều trị mụn khác. Isotretinoin được kê toa với sự chăm sóc tuyệt vời, thường cùng với các chất bổ sung vitamin. Tuy nhiên nó kèm theo các phản ứng phụ có thể gây khô da, chóng mặt và chảy máu cam. Isotretinoin không nên được sử dụng trong thai kỳ.
Ngoài các giải pháp này, chăm sóc mụn trứng cá dài hạn cũng được yêu cầu để ngăn ngừa chứng viêm nhiễm. Bởi vì mụn trứng cá là một tình trạng phổ biến, có một thị trường rộng lớn cho việc điều trị mụn, nhưng không phải tất cả đều hiệu quả. Bệnh nhân nên được thông báo, tìm hiểu kỹ về loại mụn mà họ đang gặp phải, hiểu các nguyên nhân khiến nó tồi tệ hơn để áp dụng một chế độ chăm sóc da phù hợp.
Danh sách các yếu tố khiến mụn trầm trọng hơn:
- Tẩy tế bào chết hoặc tẩy da bằng vi sinh vật. Chúng gây ra các vết xước và làm khô da. Cảm giác tươi mát chỉ là tạm thời, bởi vì da sẽ tiết ra nhiều bã nhờn hơn, làm tắc nghẽn các lỗ chân lông thậm chí nhiều hơn.
- Rượu là chất gây kích ứng làm trầm trọng thêm trình trạng mụn trứng cá, đặc biệt ở những bệnh nhân da khô, nhạy cảm.
- Các sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm sẽ làm tấy đỏ và viêm nhiễm.
- Các thành phần gây dị ứng làm tắc nghẽn lỗ chân lông, chẳng hạn như dầu dừa và silicone.
- Natri lauryl sunfat là một chất hoạt động bề mặt được sử dụng trong sản phẩm tạo bọt chăm sóc da, nhưng nó có thể tẩy da dầu tự nhiên và tăng sản xuất bã nhờn.
Thêm vào đó, bệnh nhân nên hạn chế dùng tay sờ vào vùng da tổn thương hoặc nặn mụn, vì điều này chỉ gây lây lan vi khuẩn, gây viêm nhiễm và để lại sẹo. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên rất dễ tìm thấy của chúng tôi.
Làm thế nào để xử lý vết thâm do mụn trứng cá gây ra?
Sau khi các tổn thương do mụn trứng cá gây ra đã lành, bệnh nhân vẫn phải vật lộn với vết sẹo mà mụn trứng cá để lại. Điều này cần nhiều thời gian hơn là điều trị mụn. Nếu một khu vực lớn bị ảnh hưởng, da có thể trông gập ghềnh và mất thẩm mỹ.
Trong các trường hợp khác, vết sẹo biểu hiện như sự tăng sắc tố hoặc đổi màu. Vết sẹo mụn trứng cá có thể được ngăn ngừa nếu bệnh nhân hạn chế nặn mụn, hoặc sử dụng các phương pháp điều trị mụn trứng cá dân gian chưa được kiểm chứng. Cách hiệu quả để điều trị sẹo mụn trứng cá bao gồm:
- Hóa chất tẩy tế bào chết như acid glycolic, loại bỏ các tế bào chết nhẹ nhàng và tăng tốc độ phục hồi da
- Bổ sung Vitamin
- Điều trị bằng phương pháp siêu mài mòn da (Microdermabrasion)
- Sử dụng mặt nạ hóa học
Tất cả các phương pháp điều trị này phải được đi kèm với việc sử dụng hàng ngày các loại SPF (SPF 30 vào mùa lạnh và SPF 50+ vào mùa hè) vì tia UVA và UVB sẽ làm trầy xước vết sẹo mụn.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá và loại da, thời gian cần để loại bỏ các vết sẹo do mụn để lại có thể khác nhau, đó là lý do tại sao việc điều sẹo mụn trứng cá cần người bệnh phải kiên nhẫn và không sử dụng các phương pháp điều trị khác nếu chưa được sự cho phép của chuyên gia.
Một số quan niệm sai lầm về mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một tình trạng da phổ biến, nhưng thực tế là nguyên nhân của nó bị hiểu nhầm và gây ra nhiều hệ lụy khiến bệnh nhân không thể tìm được phương pháp điều trị thích hợp:
- Mụn xuất hiện là do da dơ bẩn. Sai. Mụn trứng cá không phải là do bẩn, do đó, rửa mặt sạch sẽ cũng không thể ngăn ngừa mụn trứng cá.
- Chỉ có thanh thiếu niên bị mụn. Sai. Mụn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và người trưởng thành (ngay cả sau tuổi 40) là khá phổ biến.
- Nặn mụn là cách chữa trị nhanh nhất. Sai. Nặn mụn có thể làm chậm tiến trình chữa bệnh và gây ra viêm nhiều hơn. Việc nặn mặn chỉ được tiến hành bởi các trung tâm uy tín về da liễu.
- Bạn không thể ăn sôcôla nếu bạn đang bị mụn. Sai. Ca cao trong sôcôla không phải là vấn đề, đường mới là nguyên nhân. Bạn có thể ăn sôcôla đen ít đường với khẩu phần nhỏ nếu bạn thích.
- Phấn trang điểm gây ra mụn. Sai. Một số thành phần kích thích trong phấn trang điểm có thể làm trầm trọng thêm mụn trứng cá và làm tổn thương tồi tệ hơn, nhưng nguyên nhân gây ra mụn trứng cá không phải là ở bề mặt da, nó đến từ bên trong. Chừng nào mà bệnh nhân tránh được các sản phẩm trang điểm gây kích ứng, gây dị ứng, họ sẽ không gặp vấn đề.
- Sử dụng kem đánh răng để điều trị mụn trứng cá. Sai. Kem đánh răng có chứa cồn, bạc hà và các loại tinh dầu làm khô da, gây kích thích và làm hại nhiều hơn là tốt.
- Kem chống nắng gây ra mụn. Sai. Những người không thích ứng với kem chống nắng hóa học và bị rò rỉ các lỗ chân lông có thể chuyển sang kem chống nắng có chứa titanium dioxide và oxit kẽm. Chúng sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông mà còn có thể giúp chống lại vi khuẩn.
Mụn xuất hiện toàn thân có phải là một bệnh lý khác?
Không hẳn là vậy! Mặc dù mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, chúng ta vẫn có thể bắt gặp mụn ở lưng, ngực và cổ. Nguyên nhân và triệu chứng mụn xuất hiện trên cơ thể ngoài vùng mặt cũng giống như trường hợp ở mặt. Bởi vì cơ thể con người có nang trứng hầu như khắp mọi nơi và sản xuất bã nhờn.
Về mặt thống kê, mụn trứng cá xuất hiện ở lưng, cổ hay ngực thường xảy ra ở nam giới và thường đi kèm với mụn trứng cá ở mặt, đó là lý do tại sao điều trị mụn trứng cá toàn thân cũng bao gồm các thành phần hoạt chất tương tự. Thêm vào đó, các bác sĩ da liễu khuyên bệnh nhân phải giữ vệ sinh cơ thể tốt, tránh tình trạng nóng nực đổ mồ hôi nhiều. Ngoài ra, họ nên tránh mặc quần áo tổng hợp gây ngứa ngáy khó chịu.
Nét Bút Tri Ân
Tham khảo: aaom.org – healthline.com